Có mấy loại miễn dịch cho bé 0

Có mấy loại miễn dịch cho bé? Mẹ tìm hiểu ngay

03/08/2024 249 lượt xem

Như đã biết việc tăng miễn dịch cho trẻ là chìa khóa vàng giúp con khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật. Để biết được cách tăng cường miễn dịch hiệu quả cho bé mẹ cần tìm hiểu thêm thông tin về miễn dịch. Vậy miễn dịch là gì, có mấy loại miễn dịch? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Miễn dịch là gì?

Miễn dịch là khả năng cơ thể tự bảo vệ khỏi yếu tố lạ. Miễn dịch hoạt động tốt sẽ giúp con không bị bệnh, chống các chất gây ung thư, tế bào chết,…Các mô, tế bào, cơ quan trên toàn bộ cơ thể phối hợp tạo thành hệ miễn dịch.  

Các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể gọi là kháng nguyên, được nhận diện ngay khi tiếp xúc với thụ thể ở bề mặt tế bào. Các tế bào miễn dịch sẽ được kích hoạt và sinh phản ứng miễn dịch.

Bước đầu sẽ tạo thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể và bị thực bào. Một số vi sinh vật sẽ chết ở giai đoạn này nhưng một số thì ngược lại. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng tiết cytokine kích thích thực bào tạo enzym để giết hết kháng nguyên còn lại. 

2. Có mấy loại miễn dịch cho bé?

Vậy có mấy loại miễn dịch cho bé? Miễn dịch được chia thành bốn loại chính là miễn dịch bẩm sinh, thích ứng, thụ động và chủ động. Cả hai loại miễn dịch này hoạt động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để bảo vệ cơ thể. 

Miễn dịch bẩm sinh

Theo một nghiên cứu vào năm 2013, miễn dịch bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu) là hàng phòng thủ đầu tiên và có từ khi chào đời và không đặc hiệu.  Miễn dịch này gồm các hàng rào vật lý, hóa học. Hàng rào vật lý đầu tiên da và niêm mạc. Da và niêm mạc có chức năng sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh bằng các axit béo và màng nhầy.

Song vi sinh vật đôi khi có thể vượt qua và vào trong cơ thể. Lúc này là vai trò của các tế bào chuyên biệt như đại thực bào, tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu,…để loại bỏ các tác nhân đã xâm nhập. 

Miễn dịch thích ứng

Khác với miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích ứng hình thành trong quá trình khôn lớn và đặc hiệu với tác nhân gây bệnh cụ thể. Miễn dịch thích ứng được chia thành hai nhóm hơn là miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

  • Miễn dịch dịch thể tham gia sản xuất các kháng thể bởi tế bào lympho B và lưu thông trong máu và dịch thể. Miễn dịch này làm nhiệm vụ trung hòa các tác nhân gây bệnh, độc tố.
  • Miễn dịch qua trung gian tế bào hoạt động liên quan đến tế bào lympho T. Nhiệm vụ là phát hiện và tiêu diệt tế bào chủ bị nhiễm virus, vi khuẩn. 

Miễn dịch chủ động

Là khi hệ miễn dịch sản xuất kháng thể đáp ứng với việc tiếp xúc tác nhân gây bệnh hoặc sau tiêm vắc xin. Loại đề kháng này có trí nhớ miễn dịch giúp cho lần đáp ứng sau mạnh hơn trước với cùng một tác nhân. 

Miễn dịch thụ động

Giống như tên gọi, đây là loại miễn dịch cơ thể nhận được từ môi trường ngoài như sữa mẹ. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động không tồn tại lâu dài trong cơ thể. Miễn dịch này sẽ bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng trong những tháng năm đầu đời. 

Có mấy loại miễn dịch 2
Phân biệt các loại miễn dịch

3. Yếu tố suy giảm đến hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch không phải lúc nào cũng hoạt động khỏe mạnh, nó có thể bị suy yếu khi bị tấn công bởi yếu tố có hại. Những yếu tố suy giảm hệ miễn dịch thường gặp như: 

Bệnh tật, vấn đề sức khỏe

Khi bị ốm, suy dinh dưỡng, tiểu đường,…đều làm giảm đáng kể tuyến phòng thủ của miễn dịch. Điều này càng nghiêm trọng hơn với trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy,…

Thuốc

Thuốc không chỉ chữa bệnh mà còn có thể gây suy giảm miễn dịch, đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc chống thải ghép. 

Stress, trầm cảm

Tinh thần bị căng thẳng kéo dài gây mệt mỏi, suy kiệt tinh thần và giảm sức đề kháng. Do việc căng thẳng sẽ giảm phản ứng miễn dịch vì giảm sự di chuyển của tế bào miễn dịch đến đích, giảm khả năng của tế bào NK,…

Thiếu hụt dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn với sức khỏe miễn dịch. Bổ sung đủ các khoáng chất như kẽm, sắt, selen,… vitamin sẽ tăng cường sức đề kháng. 

Môi trường sống

Môi trường bị ô nhiễm, độc hại và điều kiện sống không đảm bảo cũng là tác nhân gây suy giảm hệ miễn dịch. Trẻ nhỏ có thể dễ dàng nhiễm khuẩn do không được vệ sinh sạch sẽ, không rửa tay trước khi ăn,… 

Ngoài những yếu tố kể trên còn rất nhiều yếu tố có thể làm suy giảm miễn dịch. Do vậy để bảo vệ con tốt nhất, mẹ hãy bổ sung tăng cường đề kháng cho bé từ những mới chào đời.

4. Trẻ ăn gì để tăng miễn dịch?

Hệ miễn dịch có thể trở nên mạnh mẽ hơn, hạn chế sự tấn công của các yếu tố lạ bằng việc bổ sung tăng sức đề kháng miễn dịch. Dưới đây là những thực phẩm bổ dưỡng mẹ nên tham khảo để giúp con tăng miễn dịch. 

Probiotics

Men vi sinh có rất nhiều lợi khuẩn tốt, cần thiết cho trẻ như chủng Bifidobacterium, Lactobacillus,.. Bổ sung men vi sinh mỗi ngày cho trẻ giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Một hệ tiêu hóa khỏe là điều cần thiết hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch. 

Vitamin

Nhóm các vitamin như C, D, E, A,… hỗ trợ miễn dịch rất tốt. Song bổ sung vitamin cần có giới hạn nhất định, nếu quá liều dễ gây tích lũy và độc. 

Kẽm

Kẽm là khoáng chất cần thiết để duy trì một hệ miễn dịch khỏe. Liều bổ sung kẽm khuyến nghị dao động từ 2-11mg/ngày tùy vào độ tuổi.

Vận động ngoài trời

Hẳn cũng có nhiều mẹ lo rằng môi trường bên ngoài có quá nhiều yếu tố nguy hiểm sẽ tổn thương miễn dịch. Tuy nhiên cho trẻ vui chơi bên ngoài lại là giải pháp giúp tăng đề kháng. 

Tạo thói quen vệ sinh

Mỗi thói quen vệ sinh sẽ là từng bước bảo vệ con khỏi vi khuẩn bên ngoài. Mẹ hãy bắt đầu với việc giáo dục cho con rửa tay trước khi ăn, không mút ngón tay,…

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về câu hỏi “Có mấy loại miễn dịch cho bé?”, mong rằng bài viết sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong nuôi dưỡng con khôn lớn. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc qua website Biolizin để nhận hỗ trợ 24/7 nhé.