Tăng đề kháng cho bé 1 tuổi 1

Tăng đề kháng cho bé 1 tuổi: 9 mẹo hay cho mẹ

03/07/2024 216 lượt xem

Hệ thống miễn dịch của bé 12 tháng tuổi vẫn đang phát triển để ngăn chặn vi khuẩn, vi rút xung quanh bé xâm nhập và tấn công gây bệnh. Tăng cường hệ thống miễn dịch nhỏ bé ấy giúp hàng rào phòng thủ của con mạnh mẽ nhất có thể. Cùng tìm hiểu những mẹo tăng đề kháng cho bé 1 tuổi dưới đây giúp con khỏe mạnh toàn diện, chống lại bệnh tật. 

Cải thiện đề kháng cho bé 1 tuổi

Để tăng đề kháng cho bé 1 tuổi (mới biết đi) hiệu quả, an toàn, mẹ có thể áp dụng các phương pháp về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và luyện tập thói quen sau.

Dinh dưỡng

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Cân bằng chế độ ăn uống chính là một trong những cách tốt nhất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ và bảo vệ cơ thể bé 1 tuổi. Các chất dinh dưỡng quan trọng, thường có trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày như:

  • Protein: thịt nạc và cá
  • Vitamin A: rau quả, trái cây có màu đỏ, cam và vàng, lòng đỏ trứng
  • Vitamin C: hoa quả, đặc biệt là cam, quýt và dâu tây
  • Vitamin E: bơ đậu phộng, ngũ cốc
  • Kẽm: thịt nạc, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và đậu
Tăng đề kháng cho bé 1 tuổi: Mẹo hay cho mẹ 1
Những chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng đề kháng cho bé 1 tuổi

Những dưỡng chất này đều rất quan trọng để giúp tăng đề kháng cho bé 1 tuổi (mới biết đi). Một số chất dinh dưỡng khác cũng có thể giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, chẳng hạn như Folate, Sắt, Selen và Vitamin B6.

Sữa công thức cho bé 1 tuổi (mới biết đi)

Cân nhắc việc uống sữa cho trẻ mới biết đi. Những đồ uống làm từ sữa này được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ mới biết đi . Hãy tìm một sản phẩm chất lượng cao cung cấp dinh dưỡng tốt để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ mới biết đi.

Bắt đầu sử dụng sữa chua cho bé

Hiện nay, sữa chua là một loại thực phẩm tốt cho bé mới biết đi, có thể cung cấp các vi khuẩn sống như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei, Lactobacillus reuteri và Bifidobacterium bifidum. Từ đó, giúp hàng rào miễn dịch của bé trở nên vững chắc hơn. 

Để ý cân nặng và chiều cao của bé

Việc bé tăng cân không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Nên cùng con thay đổi hoặc tránh những thói quen có thể không tốt cho sức khỏe bé ngay từ bây giờ. Chẳng hạn như uống quá nhiều nước trái cây hoặc ăn thực phẩm nhiều chất béo, sẽ có hại cho sức khỏe của bé mới biết đi.

Chăm sóc sức khỏe cho bé

Theo kịp lịch tiêm chủng

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bé từ 12 tháng tuổi nên được tiếp tục theo dõi tiêm chủng tùy vào tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật của con. Một số loại vắc xin được khuyến cáo tiêm ở giai đoạn này như: vắc xin phòng thủy đậu, phòng viêm gan A, viêm não Nhật Bản, các bệnh do phế cầu và vắc xin kết hợp phòng 3 căn bệnh sởi, quai bị, rubella,…

Ngoài ra, ở độ tuổi này, bé có thể tiêm phòng cúm hàng năm, thường được tiêm vào mùa thu trước khi bắt đầu dịch cúm.

Tăng đề kháng cho bé 1 tuổi: Mẹo hay cho mẹ 2
Theo dõi lịch tiêm chủng đầy đủ cho bé mới biết đi

Cẩn thận khi dùng kháng sinh cho bé

Cần chú ý sử dụng kháng sinh cho bé đúng cách, đúng liều để tránh tình trạng con bị “nhờn thuốc”. Nếu bé bị cảm lạnh thông thường là do virus gây ra, thuốc kháng sinh không thực sự hữu ích. Tốt nhất mẹ nên lưu ý và liên hệ bác sĩ khi cần sử dụng kháng sinh.

Luyện tập cho bé các thói quen lành mạnh

Dạy bé rửa tay

Khi bé 1 tuổi đang hào hứng khám phá thế giới, bé sẽ tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn hay vi khuẩn, virus gây hại. Mẹ nên tập cho con thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi ngoài trời. 

Hướng dẫn trẻ dùng xà bông, tạo bọt, chà lần lượt từ mu bàn tay, lòng bàn tay đến giữa các ngón tay và rửa sạch với nước. Để đảm bảo bé thực hiện nhiệm vụ đủ lâu (khoảng 20 giây), hãy cùng con hát bài “Rửa tay” khi bé rửa tay.

Loại bỏ các thói quen xấu

Trẻ mới biết đi thích mút ngón tay, ngoáy mũi và khám phá đồ vật bằng miệng. Thật không may, đây là những cách để lây nhiễm và truyền vi trùng thích hợp. 

Không khuyến khích trẻ mút tay và những thói quen tương tự khác khi bạn nhìn thấy chúng và luôn mang sẵn khăn lau khử trùng.

Khuyến khích bé ngủ trưa mỗi ngày

Khuyến khích con ngủ trưa và ngủ đủ giấc mỗi ngày là một cách tốt giúp hệ thống miễn dịch của bé khỏe mạnh. 

Thời gian ngủ của bé 1 tuổi nên là từ 11-14 giờ trong vòng 24 giờ. Nếu con gặp khó khăn vào giờ ngủ trưa, hãy tham khảo một số mẹo để giúp bé dễ dàng thực hiện điều đó.

Hoạt động vui chơi ngoài trời thường xuyên

Biến trò chơi vận động thành một hoạt động trong ngày của bé, khiến con cảm thấy thích thú. 

Chạy, nhảy và các trò chơi vận động khác không chỉ giúp cải thiện nhịp tim và máu lưu thông, mà còn đã được chứng minh có thể tăng đề kháng cho bé 1 tuổi. Duy trì hoạt động vui chơi thường xuyên cũng giúp duy trì cân nặng của bé khỏe mạnh.

Tăng đề kháng cho bé 1 tuổi: Mẹo hay cho mẹ
Luyện tập những thói quen lành mạnh cho bé từ 1 tuổi

Các thắc mắc thường gặp

1. Có nên sử dụng thực phẩm bổ sung hay thuốc tăng đề kháng cho bé 1 tuổi không?

Việc các mẹ tự ý dùng thuốc hay thực phẩm bổ sung tăng cường đề kháng cho bé không được khuyến khích. 

Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ thực phẩm bổ sung hay thuốc nào với mục đích tăng cường hệ miễn dịch.

2. Bổ sung dinh dưỡng cho bé 1 tuổi chán ăn/kén ăn như thế nào?

Đầu tiên, khi bé chán ăn, mẹ không nên ép con ăn mà nên thay đổi và kết hợp một vài loại thực phẩm bé yêu thích vào chế độ ăn hàng ngày. 

Nếu tình trạng kéo dài và nghi ngờ bé mắc các bệnh lý tiêu hóa hay các bệnh lý khác dẫn đến chán ăn, hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu và bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất như Kẽm giúp ăn ngon, tăng sức đề kháng cho bé 1 tuổi.

3. Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ khám về hệ miễn dịch?

Khi bé bị nhiễm trùng nặng, lâu khỏi và tái phát nhiều lần, bé cần được đưa đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Việc này để đảm bảo sức khỏe bé vẫn ổn, không mắc phải tình trạng suy giảm miễn dịch. 

Một số dấu hiệu suy giảm miễn dịch ở trẻ, mẹ cần lưu ý như chậm tăng cân, chậm phát triển, tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng nặng, dai dẳng, nấm miệng, nấm da dai dẳng, tiêu chảy kéo dài, dùng kháng sinh lâu ngày nhưng không có cải thiện.

Tăng đề kháng cho bé 1 tuổi là một khía cạnh quan trọng giúp con có cuộc sống khỏe mạnh và vui vẻ. Mẹ có thể tham khảo và thực hiện các mẹo trên: kết hợp các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch vào khẩu phần ăn, theo dõi sức khỏe và luyện tập các thói quen lành mạnh cho bé. Từ đó, có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ và giảm nguy cơ mắc bệnh. Mong muốn nhận thêm các thông tin chăm sóc và bảo vệ hệ miễn dịch, sức khỏe của trẻ nhỏ đang lớn hãy theo dõi website “Biolizin – Kẽm ăn ngon cho bé”.