Thiếu kẽm và sắt đang là vấn đề phổ biến ở trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe toàn diện. Vậy trẻ thiếu kẽm và sắt thì ăn gì để bổ sung đủ? Hãy cùng khám phá những thực phẩm giàu kẽm, sắt hỗ trợ sức khỏe cho con nhé.
1. Nguyên nhân trẻ thiếu kẽm và sắt
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ thường thiếu cả kẽm, sắt do một số nguyên nhân như:
- Chế độ ăn uống không đầy đủ
- Hấp thu kém
- Tăng trưởng nhanh
- Chế độ thiếu đạm, thuần chay
- Tăng nhu cầu kẽm, sắt
- Các bệnh lý đường ruột, nhiễm kí sinh trùng
Để tránh tình trạng con thiếu sắt và kẽm mẹ nên tìm hiểu về nhu cầu kẽm, sắt theo độ tuổi của trẻ bằng bảng dưới đây:
Độ tuổi | Nhu cầu kẽm hàng ngày | Nhu cầu sắt hàng ngày |
0-6 tháng | 2mg | Trẻ sinh non, bị rối loạn hấp thu nên bổ sung theo khuyến cáo của bác sĩ |
7-12 tháng | 3mg | 11mg |
1-3 tuổi | 3mg | 7mg |
4-8 tuổi | 5mg | 10mg |
2. Trẻ thiếu kẽm và sắt thì ăn gì?
Để tìm câu trả lời cho “trẻ thiếu kẽm, sắt nên ăn gì” mẹ đừng vội lướt qua phần này nhé. Dưới đây là top 10 thực phẩm giàu kẽm, sắt và những lưu ý khi nấu cho con mẹ cần biết.
Hải sản
Các loại hải sản như tôm, cá, ngao, hến, hàu …thường chứa rất nhiều kẽm, sắt. Với mỗi 100g tôm bóc vỏ có 1,6 mg sắt và 1,77mg kẽm. Hàm lượng vi chất còn tăng nhiều hơn với hàu, cua.
Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể ăn được hải sản. Trẻ chỉ nên ăn hải sản từ 7 tháng tuổi. Hải sản có nguy cơ dị ứng khá cao nên cha mẹ hãy bắt đầu với lượng nhỏ để quan sát phản ứng của trẻ. Nếu con xuất hiện các dị ứng nặng, mẹ hãy bổ sung bằng các thực phẩm khác.
Không phải hải sản nào cũng tốt với bé. Một số loại hải sản ba mẹ cần tránh đó là cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu lớn, cá ngừ lớn,…
Các món ăn với hải sản không yêu cầu chế biến phức tạp nhưng nếu không đúng cách sẽ giảm sự hấp dẫn của món ăn. Để món ăn ngon hơn mẹ hãy lưu lại những típ sau:
- Sơ chế kỹ để hết tanh, nhớt
- Nên bỏ vỏ để tránh bị hóc
- Nếu trẻ chưa nhai tốt thì mẹ nên xay nhỏ, lọc qua rây để cháo mịn, dễ ăn hơn
- Không nên ăn cùng hoa quả ngay sau khi ăn do giảm đạm, canxi trong hải sản và gây khó tiêu
Thịt đỏ
Một nhóm đạm động vật khác dồi dào hai khoáng chất này là kẽm và sắt là thịt đỏ. Thịt đỏ gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu. Mỗi 100g thịt bò có 3,1mg sắt cùng 3,64mg kẽm.
Tuy giàu dinh dưỡng thế nhưng mẹ không nên cho con ăn quá 70g thịt đỏ chín mỗi ngày. Đồng thời mẹ cần hạn chế nấu các món chiên rán với thịt đỏ vì tăng nguy cơ dậy thì sớm, thừa cân,…
Trong thực đơn mỗi bữa mẹ chỉ nên chọn 1 loại thịt đỏ, không ăn thịt bò cùng thịt lợn, đậu và hải sản. Bên cạnh đó nấu quá chín cũng khiến thịt bị dai, khó ăn.
Thịt đỏ có nhiều các món ăn như thịt bò xào măng tây, thịt kho tàu, canh rau ngót thịt băm,…đều là món ăn được nhiều bé yêu thích.
Các loại đậu
Nhiều mẹ cho rằng ăn nhiều đậu, nhất là đậu phụ sẽ khiến trẻ dậy thì sớm. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Các chuyên gia cũng khuyến khích trẻ nên ăn đậu để nạp thêm kẽm, sắt. Trong đậu đen có đến 1,81 mg sắt và 0,96 mg kẽm.
Đậu có đa dạng chủng loại nên có rất nhiều các chế biến từ món phụ đến món chính. Mẹ có thể tham khảo một số món ăn như chè đậu đen, cơm trộn với đậu, đậu lăng xào thịt,…
Trước khi nấu các món có đậu mẹ nên ngâm trước để đậu mềm hơn và dễ nấu. Bước này cũng giúp con dễ tiêu hóa món ăn hơn.
Trứng
Ngoài cung cấp protein, chất béo, trứng cũng chứa kẽm và sắt. Hai vi chất sành tập trung chủ yếu ở phần lòng đỏ trứng gà với 3,7mg kẽm và 2,7mg sắt.
Trứng hẳn là món ăn quốc dân, được mẹ dùng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng mẹ đã biết đến những lưu ý khi cho con ăn trứng chưa?
Khi nấu trứng mẹ cần lưu ý không nấu trứng gà cùng tỏi, cá chép vì các món này kỵ nhau, khiến bé khó tiêu. Bên cạnh đó mẹ nên nấu chín, không nên ăn trứng lòng đào để tránh nhiễm khuẩn Salmonella.
Lươn
Lươn có hàm lượng sắt và kẽm tương đối cao. Vì thế mẹ có thể bổ sung vi chất cho bé bằng việc ăn lươn. Ăn lươn cũng hỗ trợ phát triển xương khớp, thị giác và tăng đề kháng.
Khi nấu lươn, mẹ nên dùng thêm muối, dấm để lươn hết nhớt, tanh. Với món cháo mẹ nên nấu chín và bỏ xương trước khi nấu kèm với cháo. Nếu con ăn được nghệ, mẹ có thể thêm vào để món ăn thơm ngon.
Súp lơ
Ngoài tập trung bổ sung đạm, thì mẹ cũng nên cho con ăn thêm chất xơ. Súp lơ nằm trong tốp đầu những thực vật giàu kẽm, sắt cho con.
Để bổ sung màu xanh cho đĩa ăn mà vẫn giữ được nhiều dinh dưỡng mẹ nên hấp thay vì luộc để giữ được nhiều vitamin nhất. Nướng súp lơ kèm chút gia vị như muối, dầu cũng giúp rau trở nên ngọt, ngon hơn.
Gan động vật
Gan động vật cũng có nhiều kẽm và sắt. Tuy nhiên chế biến gan sẽ cầu kỳ hơn, cần ngâm với sữa từ 30 phút đến 1 giờ để hết tanh và máu. Khi chọn mua gan mẹ cần chọn nơi mua uy tín, màu sắc còn tươi, và bề mặt mịn màng không sần sùi.
Với các món ăn từ gan, mẹ có thể tham khảo như gan xào, pate gan, cháo gan gà…
Phô mai
Trong 100g phô mai có chứa khoảng 3,1mg kẽm và 0,7mg sắt. Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi đã có thể ăn được phô mai. Tuy nhiên nếu con bị dị ứng với sữa mẹ nên cân nhắc bổ sung muộn hơn.
Mẹ nên chọn loại phô mai dành riêng cho trẻ nhỏ, vì phô mai thông thường hơi mặn so với con. Mỗi lần bé chỉ cần ăn khoảng 1 miếng phô mai là đủ. Mẹ có thể cho con ăn thêm nếu con thích nhưng không nên ăn quá nhiều nhé.
Nấm
Nấm cũng là món ăn được nhiều bé yêu thích vì ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Để đảm bảo an toàn mẹ nên cho con ăn nấm khi con được 10-12 tháng tuổi. Và nên ăn nấm theo mùa, không tự hái nấm ở vườn cho trẻ ăn vì dễ nhầm với nấm độc.
Nấm là thực phẩm có tính âm nên không ăn cùng đồ lạnh như nước lạnh, thịt đông,…Một số nấm cũng không hợp khi ăn cùng thịt vịt, củ cải, đồ biển.
Hạt bí ngô
Trẻ ăn hạt bí ngô có thể bổ sung đến 23% sắt và 14% kẽm theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Mẹ có thể cho con ăn trực tiếp hoặc nấu thành cháo, súp để trẻ nhỏ cũng có thể ăn được.
Ngoài ra mẹ có biết ăn hạt bí đã rang, bỏ vỏ ăn vào sáng sớm trong vài ngày có thể tẩy được giun sán cho con. Cách này đã được ông cha ta áp dụng từ xa xưa.
Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc “Trẻ thiếu kẽm và sắt nên ăn gì?”. Mọi câu hỏi, chia sẻ mẹ vui lòng liên hệ 1900 636 985 hoặc qua website Biolizin để nhận tư vấn từ đội ngũ dược sĩ uy tín nhé.