Trẻ hay ốm vặt nên uống sữa gì

Trẻ hay ốm vặt nên uống sữa gì? ĐỌC NGAY để chọn loại phù hợp cho bé!

12/08/2024 71 lượt xem

Trẻ hay ốm vặt nên uống sữa gì là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Phải biết rằng sữa là thực phẩm thiết yếu cung cấp dưỡng chất cho con, quyết định sự khỏe mạnh của bé. Vậy mẹ nên chọn sữa nào cho bé. Hãy đọc ngay bài viết để biết được câu trả lời nhé!

1. Lý do trẻ hay ốm vặt

Trẻ bị ốm do rất nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là do:

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Những năm tháng đầu đời con thiếu đi sự bảo vệ như khi trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh vẫn có kháng thể nhưng không kéo dài quá 6 tháng đầu. Nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ thường xuyên ốm vặt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến cả tâm lý và thể chất.

Hệ tiêu hóa kém ổn định

Hệ đường ruột ở trẻ chưa ổn định, các men tiêu hóa chưa đủ, bất cân bằng lợi khuẩn-hại khuẩn,…là những lý do khiến con dễ bị ốm. Hệ tiêu hóa kém cản trở con hấp thu dinh dưỡng, dễ rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, nôn mửa,…

Sử dụng nhiều thuốc

Tình trạng ốm vặt ở trẻ khiến nhiều mẹ cho con sử dụng thuốc ồ ạt. Cách này không chỉ không giúp con khỏi bệnh mà còn khiến trẻ càng dễ bị ốm. Đặc biệt khi trẻ dùng thuốc kháng sinh, loại thuốc diệt cả lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột. Do vậy đường ruột mất sự cân bằng, gây ra các bệnh về tiêu hóa.

Có thể mẹ quan tâm: Lý do trẻ đi học hay bị ốm và cách cải thiện sức khỏe cho con

Trẻ hay ốm vặt nên uống sữa gì? Mời mẹ tham khảo ngay 1
Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt

2. Trẻ hay ốm vặt nên uống sữa gì?

Mỗi giai đoạn trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, trẻ ốm vặt càng cần lưu ý đến điểm này. Dưới đây là những loại sữa phù hợp với trẻ hay ốm vặt theo từng độ tuổi được chuyên gia khuyến cáo. 

Dưới 6 tháng

Mẹ hẳn biết rõ sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng đủ sữa cho bé. Do thế nhiều mẹ sẽ dùng thêm sữa công thức để bổ sung cho bé.

Sữa mẹ chứa lượng protein, đường, chất béo vừa đủ để con phát triển. Cùng với đó trẻ bú mẹ sẽ nhận được kháng thể từ mẹ để tăng cường miễn dịch và chống lại bệnh tật.

Sữa công thức cũng cung cấp nhiều dinh dưỡng cho con. Các sữa công thức cho trẻ sơ sinh hiện nay cũng được điều chỉnh cho gần giống sữa mẹ nhất. Thậm chí một số loại sữa công thức cho trẻ ốm vặt cũng được cho thêm men vi sinh, sắt, vitamin D.

Từ 6 tháng – 1 tuổi

Bắt đầu 6 tháng tuổi, con có thể bắt đầu ăn dặm với một số chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa,…Tuy nhiên mẹ cần lưu ý không cho con uống sữa tươi vào thời điểm này. Lý do là vì sữa tươi có lượng đạm, khoáng chất cao trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu chưa thể tiêu hóa được. Trẻ ốm vặt thì càng nhạy cảm hơn nên mẹ cần hết sức lưu ý nhé!

1- 2 tuổi

Trẻ 1 tuổi đã có thể uống sữa hộp và sữa bò. Sữa bò tuy chứa nhiều chất béo, canxi và vitamin D hơn nhưng con lúc này đã có thể tiêu hóa được. Ban đầu con sẽ không thích vị sữa bò, vì thế mẹ có thể kết hợp sữa bò và sữa công thức, và sữa mẹ. Hoặc mẹ có thể vào các bữa ăn dặm của con.

Mẹ cần đặc biệt lưu ý không cho dùng các sữa có vị sô cô la, dâu tây hay hương vị khác. Vì các loại sữa này chứa lượng đường sorbitol cao khó tiêu hóa khiến trẻ dễ bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, con đã quen uống sữa có hương vị từ sớm sẽ khó để chuyển sang sữa thường hơn.

Sữa dê cũng được khuyến khích cho bé hay ốm. 50% sắt trong sữa dễ được hấp thụ dễ hơn trong sữa bò, trẻ cũng nhận được lượng sắt nhiều hơn. Sữa dê có pH kiềm gần với sữa mẹ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa. Điều này rất tốt cho trẻ hay ốm vặt.

Mẹ cần lưu ý không cho trẻ dùng sữa hạt vì theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ trẻ dưới 5 tuổi tránh dùng sữa thực vật vì nguy cơ dị ứng cao.

Lựa chọn đúng loại sữa phù hợp sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe và hạn chế các nguy cơ nặng thêm bệnh tình của con.

Hơn 2 tuổi

Trẻ từ 2 tuổi hay ốm vặt thì sữa công thức với những bổ sung chuyên biệt là lựa chọn được ưu tiên hơn. Sữa công thức với bổ sung riêng sẽ hỗ trợ bổ sung các chất dinh dưỡng con đang bị thiếu hụt, hỗ trợ nhanh khỏi bệnh, phục hồi sau bệnh tốt hơn.

Mẹ cần lưu ý chọn sữa ít béo hay sữa tách béo để cắt giảm calo trong thực đơn của con, giúp con có cân nặng khỏe mạnh. Cùng với đó, cần tránh các sữa có hương vị đã kể trên.

Có thể mẹ quan tâm: 5 cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt mẹ cần biết

3. Trẻ cần uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen cho con uống sữa càng nhiều càng tốt, nhưng điều này không hẳn là đúng. Do nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi độ tuổi khác nhau, các mẹ nên cho bé uống sữa theo đúng khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng. Dưới đây là lượng sữa tham khảo dựa trên từng độ tuổi của trẻ:

Độ tuổi Lượng sữa hàng ngày
Dưới 6 tháng  Trẻ bú mẹ theo cữ
6 tháng – 1 tuổi Bú mẹ theo cữ hoặc theo quy định trên bao bì của sữa công thức
1 – 2 tuổi 2 cốc sữa/ngày 
> 2 tuổi 2-2.5 cốc/ngày 

4. Các sai lầm thường gặp khi cho bé uống sữa công thức

Dưới đây là các sai lầm phổ biến khi pha sữa công thức cho bé:

  • Dùng nước không đúng nhiệt độ: Nước quá nóng có thể phá hủy dinh dưỡng và lợi khuẩn trong sữa, trong khi nước quá nguội khiến sữa không tan đều, gây vón cục. Nhiệt độ lý tưởng để pha sữa là khoảng 40-50°C (hoặc 70°C đối với một số loại sữa Nhật Bản).
  • Dùng nước khoáng để pha sữa: Nước khoáng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt của bé, tăng nguy cơ sỏi thận và các bệnh lý khác. Tốt nhất là nên dùng nước lọc đun sôi để nguội.
  • Pha sữa với nước cháo: Kết hợp sữa với nước cháo làm tăng nồng độ dinh dưỡng, khiến bé khó tiêu, giảm hấp thu canxi, và làm mất vitamin A trong sữa, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Pha sữa với nước hoa quả: Nước hoa quả chứa acid và vitamin C có thể làm vón casein, biến chất protein, gây khó tiêu và đầy bụng cho bé.

Số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo nên mẹ không cần quá cứng nhắc ép trẻ phải uống đủ lượng sữa trên. Điều này khiến trẻ càng chán và bỏ bú, uống sữa. 

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ thêm thông tin về lựa chọn sữa phù hợp với trẻ hay ốm vặt. Nếu có thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc gửi tin nhắn đến website Biolizin để nhận hỗ trợ của đội ngũ dược sĩ uy tín nhé.