Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia, có đến 70% trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị thiếu kẽm. Thiếu kẽm khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Vậy trẻ thiếu kẽm nên uống thuốc gì? Tìm hiểu ngay qua bài viết này
1. Nguyên nhân thiếu kẽm
Mỗi nguyên nhân cần có cách xử trí phù hợp. Vì thế mẹ cần biết lý do tại sao con thiếu kẽm. Một số nguyên nhân khiến trẻ thiếu kẽm có thể là:
Chế độ ăn thiếu kẽm
Cơ thể không tự tổng hợp được kẽm mà được cung cấp từ bên ngoài. Một chế độ ăn thiếu đạm, thuần chay sẽ có hàm lượng kẽm thấp hơn. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe như giảm đề kháng, chậm phát triển, biếng ăn,…Cho nên con cần có thực đơn ăn đa dạng, đủ nhóm chất để có đủ dinh dưỡng thiết yếu.
Sinh non
Trẻ sinh non thường thiếu kẽm do giảm thời gian chuyển nhau thai, lượng hấp thu thấp và do mất nội sinh quá mức . Hơn thế hệ tiêu hóa của trẻ sinh non hấp thu kẽm kém hiệu quả hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì thế trẻ thiếu tháng càng cần nhiều kẽm hơn.
Thiếu kẽm bẩm sinh
Nguyên nhân di truyền hoặc các yếu tố từ khi chào đời hoàn toàn có thể khiến con bị thiếu kẽm. Những rối loạn di truyền này làm giảm khả năng hấp thu kẽm của con. Đồng thời vai trò kẽm sẽ không được sử dụng đúng cách.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa khiến con giảm hấp thu kẽm từ thức ăn, sữa mẹ qua ruột. Nguyên nhân này cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy lâu ngày làm mất kẽm qua phân. Một số rối loạn hay gặp ở trẻ như táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…
Sữa mẹ thiếu kẽm
Trong những tháng đầu đời, dinh dưỡng của trẻ sơ sinh nhận được chủ yếu từ sữa mẹ. Tuy nhiên, theo thời gian lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần. Vì vậy mẹ cần kết hợp bổ sung thêm kẽm cho con để phòng thiếu kẽm.
Sử dụng nhiều thuốc
Trẻ nhỏ khi bị ốm thường sử dụng khá nhiều thuốc như kháng sinh. Các nhóm thuốc này có nguy cơ tương tác lẫn nhau làm giảm khả năng hấp thu kẽm hoặc tăng thải kẽm qua nước tiểu, phân. Một số khác có thể gây tác dụng phụ làm tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa gây mất kẽm.
Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu kẽm nhưng các vấn đề này không quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và xử lý sớm. Cha mẹ hoàn toàn có thể dự phòng tình trạng thiếu kẽm cho con ngay từ những tháng đầu đời.
2. Trẻ thiếu kẽm nên uống thuốc gì? Top 5 thực phẩm bổ sung cho bé
Siro kẽm Biolizin
Thành phần chính
- Kẽm Bisglycinate: Đây là dạng kẽm hữu cơ, có khả năng hấp thu cao hơn so với các dạng kẽm vô cơ.
- Lysine: Một loại axit amin thiết yếu, không thể tự tổng hợp được trong cơ thể. Lysine hỗ trợ sự phát triển chiều cao, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
- Vitamin B6: Đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ thần kinh. Vitamin B6 giúp cân bằng lượng hormone và hỗ trợ quá trình tạo máu.
Liều dùng (theo ngày)
- 3-6 tháng: 1ml mỗi ngày
- 6-12 tháng: 2ml mỗi ngày
- 1-4 tuổi: 2,5ml mỗi ngày
- >5 tuổi: 5ml mỗi ngày
Ưu điểm
- Khả năng hấp thu cao: Siro kẽm Biolizin sử dụng kẽm Bisglycinate, một dạng kẽm hữu cơ có tính sinh khả dụng cao, giúp cơ thể hấp thu kẽm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
- Kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng: Lysine có trong sản phẩm kích thích vị giác, hỗ trợ trẻ ăn ngon hơn, từ đó cải thiện chế độ dinh dưỡng và tăng cân.
- Vị đào tự nhiên, dễ uống: Sản phẩm được pha chế với vị đào tự nhiên, thân thiện với trẻ em, giúp việc uống siro trở nên dễ dàng và thoải mái.
Nhược điểm
- Không dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi: Sản phẩm này không phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng cho độ tuổi này.
Đối tượng sử dụng
- Trẻ thiếu kẽm: Được chỉ định cho trẻ em có triệu chứng thiếu hụt kẽm như chậm phát triển, tóc rụng, dễ mắc bệnh.
- Trẻ biếng ăn: Sản phẩm đặc biệt phù hợp cho trẻ em biếng ăn, kém hấp thu, nhờ Lysine kích thích vị giác.
- Trẻ có sức đề kháng kém: Siro Biolizin giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm khuẩn và viêm nhiễm.
Giá tham khảo: 295.000 VNĐ/lọ 30ml
Bảo quản
- Nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Đậy nắp sau khi dùng để tránh tiếp xúc với không khí, đảm bảo vệ sinh và chất lượng.
Siro kẽm cho trẻ sơ sinh của Pháp
Thành phần chính: Kẽm nguyên chất
Liều dùng (theo ngày):
- <24 tháng: theo chỉ định của bác sĩ
- <5 tuổi: 5ml
- 5 tuổi: 10ml
Ưu điểm:
- Bổ sung kẽm nguyên chất
- Có phụ liệu như mật ong, nước chanh ép
Nhược điểm:
- Khả năng hấp thu thấp hơn kẽm hữu cơ
- Cần tuân thủ liều dùng để tránh quá liều
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ thiếu kẽm, cần tăng cường đề kháng
Giá tham khảo: 249.000 VNĐ/lọ
Bảo quản:
- Nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
- Để xa tầm tay trẻ nhỏ
Siro kẽm và vitamin C nhập khẩu Anh
Thành phần chính: Kẽm tự nhiên
Liều dùng (theo ngày): 10 giọt
Ưu điểm:
- Bổ sung kẽm hàng ngày
- Bổ sung cùng vitamin C
- Ăn ngon, hấp thu tốt
Nhược điểm:
- Không cam kết rõ ràng các nhược điểm
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ ốm vặt, mắc bệnh hô hấp
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu, chậm lớn
- Người già, người mới khỏi ốm
Giá tham khảo: 275.000 VNĐ/lọ 30ml
Bảo quản:
- Nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp
- Vặn nắp sau khi dùng
Kẽm siro tại Việt Nam
Thành phần chính:
- Kẽm gluconate
Liều dùng (theo ngày):
- 2-6 tuổi: 10ml/lần, ngày 2 lần
- 6 tuổi: 10ml/lần, 3 lần/ngày
Ưu điểm:
- Cải thiện tiêu hóa, tăng hấp thu
- Bổ sung kẽm
- Được Bộ Y tế cấp phép lưu hành
Nhược điểm
- Không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
- Hấp thu kém hơn kẽm bisglycinate
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ có chế độ ăn thiếu kẽm
- Trẻ hay ốm vặt, mắc bệnh hô hấp
- Trẻ suy dinh dưỡng, gầy yếu
Giá tham khảo: 99.000 VNĐ/hộp 20 ống
Bảo quản:
- Nơi khô ráo, thoáng mát
- Nhiệt độ không quá 30 độ C
Siro bổ sung kẽm nhập khẩu Úc
Thành phần chính:
Kẽm amino acid chelate
Liều dùng (theo ngày):
- 1-3 tuổi: 5ml kèm thức ăn
- 4-12 tuổi: 8ml với thức ăn hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia
Ưu điểm:
- Dễ hấp thu
- Nhập khẩu từ Úc, thương hiệu uy tín
Nhược điểm:
- Không có thông tin rõ ràng về tất cả các thành phần phụ liệu, có thể gây bất tiện cho người có dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần này
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ hơn 1 tuổi cần bổ sung kẽm
Giá tham khảo: 480.000 VNĐ/lọ 200ml
Bảo quản:
- Nơi khô ráo, thoáng mát
- Nhiệt độ không quá 30 độ C
3. Tiêu chí lựa chọn thuốc cho trẻ thiếu kẽm
Để cải thiện tình trạng thiếu kẽm thì cách tốt nhất là bổ sung kẽm qua các thực phẩm chức năng giàu kẽm cho bé. Hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ. Tuy nhiên để chọn được sản phẩm thích hợp, tốt nhất cho trẻ mẹ cần lưu ý đến những điểm sau:
Xuất xứ rõ ràng, được cấp phép lưu hành
Có rất nhiều sản phẩm trôi nổi trên thị trường không có thương hiệu, thậm chí không được Bộ Y Tế cấp phép vẫn đang lưu hành. Điều này khiến nhiều mẹ nhầm lẫn, dễ mua phải. Vì thế mẹ hãy tìm mua ở hiệu thuốc, bệnh viện uy tín và chọn sản phẩm có thương hiệu rõ ràng.
Ưu tiên dòng kẽm nước
Trong tất cả các dạng bào chế của kẽm thì dạng dung dịch có khả năng hấp thu cao nhất. Kẽm nước cũng tiện lợi, sử dụng chung cho mọi lứa tuổi. Mẹ sẽ không lo con bị nghẹn hoặc từ chối uống viên kẽm. Đồng thời kẽm nước không yêu cầu phải pha chế trước khi uống nên dễ dàng mang đi khi du dịch, đi học.
Liều lượng đảm bảo
Sử dụng sản phẩm kẽm kém chất lượng sẽ càng nguy hiểm hơn cho con. Một số sản phẩm hiện này tính toán chia liều chưa chính xác dễ khiến trẻ thừa kẽm. Những sản phẩm chứa kẽm phải được chia đúng liều theo từng độ tuổi và thời gian bổ sung cụ thể.
Hương vị
Mùi vị cũng cần được chú ý khi chọn mua sản phẩm. Những sản phẩm chứa kẽm thường có mùi vị kim loại khó uống, khiến trẻ không thích, quấy khóc khi dùng. Đồng thời vị kẽm nguyên bản còn có thể ảnh hưởng vị giác ở trẻ. Do thế mẹ hãy chọn những sản phẩm bổ sung có mùi vị tự nhiên, dễ uống cho con nhé.
Như vậy bài viết đã giúp mẹ biết thêm về nội dung “Thiếu kẽm uống thuốc gì?” và đưa ra tiêu chí chọn sản phẩm phù hợp với con. Nếu có bất cứ băn khoăn, thắc mắc liên quan mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc qua website Biolizin.vn để nhận được tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.