Thực trạng thiếu kẽm đã và đang rất phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên nhiều mẹ lại vô tình bỏ qua những triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ. Do thế con thiếu kẽm trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não đầy đủ. Mẹ hãy đọc ngay bài viết này để nhận biết sớm và dự phòng kẽm cho trẻ.
1. 10 triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ
Nắm được các biểu hiện thiếu kẽm điển hình ở trẻ sẽ giúp mẹ sớm có kế hoạch bổ sung đủ chất cho con. Dưới đây là 10 triệu chứng ở trẻ thiếu kẽm mẹ nên biết.
Chán ăn
Trẻ chán ăn do thiếu kẽm thường dễ bị nhầm với biếng ăn sinh lý, kéo theo cách xử lý không đúng. Trẻ biếng ăn thiếu kẽm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và kéo dài nếu được không bổ sung kẽm kịp thời. Ngoài ra, trẻ thiếu kẽm còn xuất hiện một số vấn đề như rụng tóc, phát ban,…
Hay cảm lạnh, cúm
Kẽm là nhân tố quan trọng với hệ miễn dịch của trẻ. Kẽm góp phần giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật. Theo đó, trẻ thiếu kẽm sẽ giảm chức năng trên nên dễ bị ốm vặt, thường gặp nhất là cúm, cảm lạnh, sổ mũi,…
Tiêu chảy
Khi thiếu kẽm, cơ thể dễ bị nhiễm trùng và các tổn thương niêm mạc ruột, làm giảm khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Kẽm cũng giúp điều chỉnh các enzyme liên quan đến quá trình tiêu hóa, nên thiếu kẽm gây ra rối loạn tiêu hóa và giảm khả năng chống lại vi khuẩn và virus.
Chậm phát triển
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học với hai nhóm trẻ sơ sinh được bổ sung kẽm và không bổ sung. Kết quả đã cho thấy sự phát triển các thể chất và não bộ của nhóm đầu đã tăng trong thời gian thử nghiệm.
Mẹ cần tư vấn chi tiết về tình trạng của con, vui lòng để lại thông tin dưới đây để được các Dược sĩ chuyên môn tư vấn 1:1
Trí nhớ kém
Kẽm tập trung nhiều ở vùng hồi hải mã, nơi làm nhiệm vụ ghi nhớ thông tin trên não. Trẻ thiếu kẽm khiến cho vùng não này kém hoạt động dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ của con. Khả năng ghi nhớ không tốt gây nhiều bất lợi với con, trẻ hay quên, không nhớ được bài học, làm chậm việc học của con.
Thiếu năng lượng
Kẽm tham gia vào chuyển hóa của các protein và carbohydrate. Nguyên tố này giúp cơ thể chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng. Thiếu kẽm sẽ làm giảm năng suất của quá trình này và khiến bé thường xuyên thiếu năng lượng, ủa oải.
Da khô, nứt nẻ
Kẽm sản xuất ra collagen giúp duy trì sự đàn hồi, độ ẩm của da. Trẻ không đủ kẽm sẽ có làn da khô, nứt nẻ, khiến con thấy khó chịu nhất là vào mùa đông.
Chậm lành vết thương
Theo 1 nghiên cứu từ năm 2010, nhờ khả năng duy trì lớp bảo vệ của da, kẽm giúp vết thương mong lành hơn, giảm bớt sự khó chịu cho bé. Với những vết thương không quá lớn như sứt đầu gối, tầm khoảng 5-7 ngày sẽ lành. Nếu thời gian trên kéo dài quá nhiều thì có thể đó là báo hiệu con cần được bổ sung kẽm.
Hay cáu gắt, buồn bã
Thiếu kẽm cũng ảnh hưởng đến khả năng điều hòa cảm xúc của con. Trẻ dễ cáu giận, mè nheo hơn và tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho trẻ. Con sẽ ngày càng có nhiều cảm xúc tiêu cực, không thích vui chơi, chia sẻ cùng bạn bè và ba mẹ, tự thu mình lại.
Đầy hơi
Nếu trẻ bị đầy hơi sau ăn 1 giờ thì rất có thể trẻ đang thiếu kẽm. Thức ăn cần enzym, acid dịch vị để tiêu hóa, hấp thu. Nhưng thiếu kẽm lại ngăn cản điều đó.
2. Một số cách bổ sung kẽm cho bé
Cơ thể bé không có khả năng lưu trữ kẽm nên con cần được bổ sung hàng ngày. Với từng độ tuổi, con cần lượng kẽm khác nhau để đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể.
Để biết con cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày, mẹ hãy tham khảo qua bài viết: Nhu cầu kẽm ở trẻ theo lứa tuổi
Mẹ có thể lựa chọn bổ sung thông qua chế độ ăn giàu kẽm như: hàu, các loại đậu, rau súp lơ, thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), sữa, trứng,…Với những thực phẩm này, mẹ sẽ nấu được vô vàn món ngon đủ dưỡng chất cho bé.
Tất nhiên, thay đổi thực đơn hàng ngày cũng rất cần thiết, tránh ăn một món nhiều lần khiến con ngán và càng biếng ăn hơn. Ngoài ra, mẹ đừng quên trang trí đĩa ăn với nhiều màu sắc, hình thù để giúp con ăn ngon hơn mẹ nhé.
Khi chọn lựa thức ăn cho con, cần đặc biệt lưu tâm đến nguồn gốc và vệ sinh thực phẩm. Theo đó, nên ưu tiên chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không chứa các chất độc hại.
Thực phẩm tươi mới mỗi ngày luôn là tốt nhất cho bé. Vì thế, mẹ không nên cho con ăn đồ dư từ ngày hôm trước vì nhiều trẻ bụng dạ yếu sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng,…
Kẽm Biolizin – Kẽm amin an toàn cho trẻ
Ngoài việc bổ sung kẽm qua thức ăn hàng ngày mẹ hoàn toàn có thể bổ sung qua đường uống. Một trong những sản phẩm được nhiều mẹ bỉm tin tưởng là kẽm Biolizin được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu với các ưu điểm sau:
- Không như nhóm thực phẩm từ bữa ăn, kẽm Biolizin có thể được bổ sung trực tiếp mà không quá bất kỳ công đoạn chế biến nào. Mỗi hộp sản phẩm luôn đi kèm với bơm chia liều giúp mẹ lấy chính xác liều dùng của con và tiện lợi.
- Điểm nổi bật của Biolizin là an toàn với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi. Nếu với thức ăn con cần chờ đến ít nhất 6 tháng để có thể ăn dặm, thì với kẽm Biolizin thời gian đã được rút ngắn.
- Sản phẩm được thiết kế với công thức độc quyền gồm kẽm, lysine và vitamin B6 cho hiệu quả hấp thu tốt hơn.
- Đồng thời dạng kẽm hữu cơ trong thành phần rất thân thiện với hệ tiêu hóa, ít gây dị ứng cho trẻ.
- Vị đào tự nhiên, ngọt mát của Biolizin sẽ giúp con hợp tác hơn trong việc uống kẽm hàng ngày.
Trên đây là những triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ và giải pháp bổ sung cho con. Mong rằng qua bài viết này mẹ đã biết được tầm quan trọng của kẽm với sức khỏe của trẻ. Mọi câu hỏi, chia sẻ mẹ hãy liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc qua website Biolizin để được đội ngũ dược sĩ uy tín tư vấn mẹ nhé.