Đến trường là cột mốc quan trọng trong hành trình của con. Đây là thời điểm trẻ được tiếp xúc với môi trường mới, nhiều bạn bè hơn. Cùng với những kiến thức, trải nghiệm bổ ích đây cũng là thời điểm sức khỏe của trẻ có nhiều bất thường. Trẻ đi học hay bị ốm hơn và dễ bị lây chéo. Hãy đọc ngay bài viết này để biết lý do và cách giúp con khỏe mạnh chinh phục tri thức nhé.
1.Lý do trẻ đi học hay bị ốm
Trẻ 2 đến 3 tuổi là ngưỡng tuổi bắt đầu nhập học mẫu giáo. Nhưng tại sao ở độ tuổi này bé hay bị ốm khi đến trường? Có một số nguyên nhân cụ thể sau đây:
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé dưới 5 tuổi, có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn. Điều này khiến trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn và virus gây bệnh hơn người lớn. Khi đến trường, trẻ tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh mới mà cơ thể chưa từng gặp, dẫn đến việc mắc bệnh thường xuyên.
Ví dụ: trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm họng, cúm do virus, vì cơ thể chưa kịp nhận biết và tạo kháng thể để chống lại.
Tiếp xúc với nhiều người
Ở trường học, trẻ tiếp xúc gần với nhiều bạn bè, giáo viên, và nhân viên. Một số bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, sốt, tiêu chảy có thể dễ dàng lây lan qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc tay chân. Chỉ cần một trẻ bị bệnh, khả năng lây lan trong nhóm rất cao.
Ví dụ: Trong các lớp học đông, trẻ ngồi gần nhau, chia sẻ đồ chơi, hoặc cùng ăn uống, vi khuẩn có thể truyền từ trẻ này sang trẻ khác nhanh chóng.
Thay đổi môi trường
Việc chuyển từ môi trường gia đình (nơi an toàn, quen thuộc) đến trường học (nơi mới, có nhiều trẻ khác) khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ hoặc lo lắng. Điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Ngoài ra, môi trường trường học có thể khác biệt về nhiệt độ, độ ẩm, khiến cơ thể trẻ khó thích nghi, dẫn đến tình trạng cảm lạnh hoặc các bệnh hô hấp.
Khả năng vệ sinh cá nhân còn kém
Trẻ nhỏ thường chưa có thói quen vệ sinh cá nhân đúng cách, như việc rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hoặc khi tay bẩn. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus lây lan qua tay miệng, gây ra các bệnh tiêu hóa hoặc hô hấp.
Ví dụ: Trẻ có thể cầm nắm đồ chơi, tay nắm cửa rồi vô tình đưa tay lên miệng hoặc mắt, dẫn đến nhiễm bệnh.
Có thể mẹ quan tâm: 5 cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt mẹ cần biết |
2. Những bệnh trẻ hay mắc phải khi đi học
Nhận biết được những bệnh hay gặp ở học đường giúp cha mẹ kịp thời xử lý, can thiệp để bảo vệ sức khỏe cho con.
Sốt virus
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu là đối tượng dễ bị tấn công bởi các loại vi rút như vi rút thủy đậu, EV71, viêm não Nhật Bản,…
Biểu hiện thường gặp ở trẻ bị sốt virus là
- Sốt cao (39-40 độ C, có thể cao hơn)
- Đau người, trẻ mệt mỏi
- Phát ban sau 2-3 ngày bị sốt
- Có thể xuất hiện cơn co giật rất nguy hiểm.
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trên, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Viêm đường hô hấp, viêm phổi
Hệ hô hấp cũng là nơi bị các virus tấn công, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Trẻ dễ bị lây chéo do dùng chung đồ chơi, cốc uống, môi trường không vệ sinh như trường mẫu giáo.
Trẻ bị viêm đường hô hấp thường có biểu hiện như
- Sốt nhẹ
- Chảy nước mũi lỏng, thở khò khè, ngạt mũi, hắt hơi
- Nhiễm virus nếu dịch mũi trong, lỏng và nhiều dần
- Do vi khuẩn nếu dịch màu vàng hoặc xanh, đặc hơn.
Mẹ hãy để ý và theo dõi những dấu hiệu ở con để kịp thời chữa trị, chăm sóc cho con đúng cách nhé.
Rối loạn tiêu hóa
Mỗi sự thay đổi từ môi trường ngoài dù là nhỏ nhất đều gây ảnh hưởng đến trẻ. Khi bắt đầu đi lớp trẻ sẽ thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng nhiều bé khác. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa của con gặp vấn đề. Cụ thể, trẻ sẽ thường bị rối loạn tiêu hóa thường tiêu chảy/táo bón, nôn, đau bụng,….
Đau mắt đỏ
Nguyên nhân đau mắt đỏ là do vi rút hoặc nhiễm khuẩn gây sưng viêm kết mạc. Bệnh này rất dễ lây truyền trong học đường nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ không quá nguy hiểm. Khi biết con bị đau mắt đỏ hoặc trong lớp có nhiều bạn bị thì cha mẹ nên cho trẻ ở nhà. Và hãy nhớ vệ sinh đồ dùng, giữ phòng ốc thoáng mắt, không dùng chung đồ với con nhé.
Nhiễm giun, sán
Khi đi học trẻ sẽ được mở rộng phạm vi chơi đùa của bạn bè, thầy cô. Con luôn tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ. Con có thể bóc đất, nhặt đá, cầm nắm đồ rơi xuống đất,…Đây chính là điều kiện thuận lợi cho giun, sán xâm nhập vào cơ thể. Nhất là với bé có thói quen mút tay, cho tay lên mặt thì khả năng nhiễm còn cao hơn.
Trẻ nhiễm giun sán thường có biểu hiện như ngứa hậu môn, suy dinh dưỡng, sụt cân,…Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu được phát hiện sớm.
Dị ứng
Trẻ đi học hay bị ốm do dễ bị kích ứng từ môi trường. Ví dụ như thời tiết, khói bụi, lông động vật,…
Biểu hiện thường thấy nhất là nổi mẩn đỏ, to dày thành mảng, ngứa,…Nguy hiểm hơn có thể bị hen suyễn, nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy,…
Bệnh về da
Trẻ mầm non thường hay sử dụng chung các đồ dùng như chăn, gối dễ khiến con bị lây bệnh về da từ các bạn hoặc bị côn trùng cắn. Con có thể bị ngứa, rát, đỏ, sưng tấy,…
3. Cách cải thiện sức khỏe cho con
Cách tốt nhất để bảo vệ con là tạo cho trẻ sức đề kháng khỏe, tăng khả năng chống lại bệnh tật. Dưới đây là các cách mẹ có thể áp dụng để cải thiện sức khỏe cho bé:
Tiêm chủng
Tiêm vắc xin đúng và đủ sẽ giúp bảo vệ con trước các bệnh truyền nhiễm. Mỗi độ tuổi sẽ có những mũi tiêm thiết yếu nên mẹ hãy theo dõi lịch tiêm chủng nhé. Dưới đây là thông tin những mũi tiêm cần thiết cho bé từ 3-6 tuổi:
Độ tuổi | Mũi tiêm |
2-6 tuổi |
|
3 tuổi |
|
5 tuổi |
|
Bên cạnh đó mẹ có thể tham khảo thêm một số mũi khác như cúm, viêm phổi,…
Bổ sung tăng đề kháng
Đề kháng khỏe là hành trang quan trọng đồng hành cùng con đi học. Trẻ đi học hay ốm phần lớn do đề kháng kém, thế nên mẹ cần có kế hoạch bổ sung tăng đề kháng cho con. Một số thực phẩm tăng đề kháng cho bé như khoáng chất (kẽm, sắt,…), vitamin, men vi sinh,…
Vệ sinh cá nhân
Giữ gìn vệ sinh là thói quen tốt giúp tránh được rất nhiều bệnh do vi khuẩn, vi rút và giun sán gây nên. Mẹ hãy rèn cho trẻ bỏ thói quen mút tay, nhặt đồ dưới đất, rửa tay trước khi ăn nhé. Thêm nữa mẹ nên cho trẻ dùng bộ đồ ăn, cốc uống nước riêng tránh bị nhiễm chéo do dùng chung đồ với bạn và người lớn.
Vệ sinh môi trường sống, thực phẩm
Cha mẹ hãy giữ cho nhà luôn được thoáng khí, sạch sẽ. Lau nhà 1-2 lần/tuần để giữ cho không gian sống luôn được sạch sẽ, thơm tho. Bên cạnh đó cần chú ý rửa sạch rau củ, thịt cá trước khi chế biến và bảo quản lạnh. Cha mẹ hãy tuân thủ quy tắc “ Ăn chín, uống sôi” để tiêu diệt vi khuẩn, giun sán trong thực phẩm nhé.
Mẹ có thể quan tâm: Trẻ hay ốm vặt nên uống sữa gì? |
Mong rằng bài viết trên đã đưa đến cho cha mẹ nhiều thông tin bổ ích về vấn đề trẻ đi học hay bị ốm và các giải pháp hữu ích. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc qua website Biolizin để nhận được sự tư vấn tận tình, chuyên nghiệp của đội ngũ dược sĩ hoạt động 24/7 nhé.