tăng đề kháng cho bé 2-3 tuổi

Bật mí cách tăng đề kháng cho bé 2-3 tuổi đúng cách

03/07/2024 350 lượt xem

Hệ miễn dịch như một lá chắn vô hình bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Trong những năm tháng đầu đời, khi hệ miễn dịch non nớt của bé còn đang không ngừng hoàn thiện, các yếu tố bất lợi dễ dàng tấn công và làm suy yếu sức khỏe con trẻ. Vậy làm thế nào để tăng đề kháng cho bé 2-3 tuổi? Mẹ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

Trẻ 2-3 tuổi có nên bổ sung tăng đề kháng không?

Sức đề kháng của trẻ trong những năm tháng đầu đời còn yếu. Bắt đầu từ tháng tuổi thứ 6 đến những năm mầm non, cơ thể bé mất dần đi miễn dịch thụ động từ sữa mẹ. 

Thêm vào đó, giai đoạn này là giai đoạn phát triển của con với sự thích thú khám phá môi trường xung quanh mình. Chính vì vậy, trẻ đòi hỏi một hàng rào bảo vệ tự lực mạnh mẽ hơn để chống lại sự tấn công của các yếu tố bất lợi.

Việc bổ sung các sản phẩm tăng cường miễn dịch giúp bảo vệ trẻ tối đa khỏi các tác nhân gây bệnh như: khói bụi, ô nhiễm, vi khuẩn, giảm ốm vặt hay nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm theo mùa. 

Không những vậy, nó còn củng cố khả năng phục hồi sau bệnh, vực lại sức cho con sau những ngày ốm dai dẳng. Trong một số trường hợp với trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bú sữa mẹ không đủ chất, việc bổ sung đề kháng là cần thiết để bé khoẻ mạnh, phát triển kịp với bạn bè cùng lứa.

tăng đề kháng cho bé 2 tuổi 1
Có nên tăng đề kháng cho bé 2-3 tuổi

Biểu hiện trẻ 2-3 tuổi đề kháng kém

Sức đề kháng kém khiến cho khả năng chống đỡ của cơ thể trẻ bị yếu đi trước các vi khuẩn gây hại, gây nên các dấu hiệu như:

  • Trẻ hay ốm vặt: Do hàng rào bảo vệ bị suy yếu nên các tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập và nhiễm bệnh cho trẻ. Việc thường xuyên bị ốm và kéo dài dễ khiến trẻ phát triển chậm, còi cọc hơn so với bạn đồng trang lứa.
  • Trẻ biếng ăn: Miễn dịch kém khiến cho trẻ ủ rũ và mệt mỏi, dẫn tới chán ăn, lười ăn kể cả những món trẻ yêu thích
  • Tiêu hoá kém: Có tới 80% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột. Việc trẻ tiêu hoá kém cũng có thể là do hệ vi sinh đường ruột không ổn định, thường đi kèm các bệnh lý về tiêu hoá như rối loạn, tiêu chảy, nôn trớ,…
  • Vết thương lâu lành: Các chuyên gia cho biết, thời gian lành vết thương của trẻ là một trong những yếu tố phản ánh rõ sức khỏe hệ miễn dịch. Nếu con bị thương hay trầy xước lâu khỏi thì mẹ cần bổ sung đề kháng cho trẻ ngay.
tăng đề kháng cho bé 2 tuổi 2
Trẻ đề kháng kém hay ốm vặt

Cách giúp trẻ 2-3 tuổi tăng đề kháng, giảm ốm vặt khi đi học mầm non

Hướng dẫn bé rửa tay thường xuyên

Vi sinh vật từ bàn tay bẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh khi trẻ ăn uống hay vô ý chạm vào mắt, mũi, miệng. Trẻ mầm non đang trong độ tuổi thích thú, thích được khám phá và chạm vào mọi thứ mới mẻ xung quanh. 

Chính vì vậy, hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên là biện pháp vô cùng đơn giản mà hiệu quả giúp trẻ giảm ốm vặt khi đi học.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rửa tay thường xuyên làm giảm 23-40% số người bị bệnh tiêu chảy, giảm các bệnh về hô hấp xuống 16-21% và giảm tình trạng nghỉ học do bệnh tiêu hoá ở học sinh.

Chuẩn bị bình nước riêng cho bé

Mẹ có biết rất nhiều bệnh có thể lây lan qua các vật dụng hàng ngày, nhất là ở trẻ nhỏ? Môi trường trường học đông đúc và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là những yếu tố thuận lợi cho các tác nhân gây hại lây lan. 

Vì vậy, giải pháp hữu hiệu và đơn giản để ngăn chặn đường lây bệnh chính là chuẩn bị bình nước uống cho trẻ.

Việc này không chỉ làm giảm tỷ lệ lây lan các bệnh qua nước bọt như cảm cúm, chân tay miệng, rubella,… mà còn tránh được nguy cơ trẻ uống phải thức uống kém chất lượng. Tuy nhiên, sau mỗi buổi đi học mẹ cần làm sạch bình nước để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập và tích tụ.

Vận động

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng, hoạt động thể chất ở trẻ có mối quan hệ tích cực với sức khoẻ như cải thiện chức năng phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch.

Nhận thấy tầm quan trọng của thể dục thể thao, phụ huynh nên khuyến khích trẻ tập thể dục những bài phù hợp với lứa tuổi, thể trạng để tạo thành thói quen tốt cho con. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ CDC cũng khuyến nghị trẻ em từ 6 tới 17 tuổi nên tập thể dục ít nhất 1h mỗi ngày

Dinh dưỡng cho bé

Dinh dưỡng bị thiếu hụt đều dẫn đến sự thiếu hụt đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các yếu tố viêm nhiễm. Mức độ ảnh hưởng sẽ nặng hơn khi sự thiếu hụt xảy ở những đối tượng nhạy cảm như trẻ mới sinh, trẻ đang cai sữa hay mẹ bầu. 

Mỗi chất dinh dưỡng sẽ có một vai trò riêng biệt trong cơ thể. Một số tham gia chống lại phản ứng oxi hoá của các chất tự do, một số giúp cho việc điều hoà cytokine của hệ thống miễn dịch được trơn tru,… 

Chính vì vậy, một chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất có thể giúp cơ thể chuẩn bị tốt hơn trước các mầm bệnh.

Có thể mẹ quan tâm: Lý do trẻ đi học hay bị ốm và cách cải thiện sức khỏe cho con

Bổ sung vi chất sắt kẽm tăng sức đề kháng

Sắt và kẽm là 2 vi chất nổi bật với khả năng giúp trẻ tăng đề kháng, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng. 

Kẽm tham gia cấu tạo nên 300 loại enzyme của các phản ứng trong cơ thể. Không chỉ là thành phần, nó còn là yếu tố xúc tác sản sinh các yếu tố miễn dịch và duy trì hoạt động hệ miễn dịch.

Ngoài kẽm, sắt cũng tham gia vào việc tăng cường hàng rào bảo vệ, giúp cơ thể hoạt động tốt. Khi thiếu sắt, đề kháng của trẻ bị suy giảm, làm suy yếu khả năng chống lại các tác nhân gây hại, bé hay ốm vặt. 

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên bổ sung sắt và kẽm cho con để trẻ thỏa sức phát triển. (Bài viết chi tiết: Bổ sung sắt kẽm canxi cho bé: Hướng dẫn đầy đủ)

Tăng đề kháng cho bé 2 tuổi 3
Mẹ có thể ưu tiên bổ sung sắt và kẽm cho bé

Các thắc mắc thường gặp

Tại sao trẻ đi học mẫu giáo thường hay bị ốm?

Nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và mắc các bệnh lý về tiêu hóa tăng gấp 2-3 lần khi trẻ đi học mầm non bởi các nguyên nhân sau:

  • Thói quen hành vi: Trẻ chơi chung đồ chơi với các bạn khác và hay bỏ đồ vào miệng mà không còn sự giảm sát, ngăn cản của bố mẹ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
  • Không ý thức được vệ sinh cá nhân: Người lớn ý thức được vệ sinh cá nhân để phòng bệnh nhưng trẻ em thì hầu hết chưa nhận thức được điều này. Việc nghịch bẩn, lăn lộn trên sàn sau đó không rửa tay mà cầm thức ăn làm trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh xâm nhập qua đường tiêu hoá
  • Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện: Sức đề kháng còn kém nhưng phải đối mặt với các tác nhân gây hại đột ngột tăng cao khi thay đổi môi trường làm trẻ dễ ốm vặt.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ hay ốm vặt?

Trước tiên, mẹ cần kiểm tra lại chế độ ăn của trẻ, xem trẻ đã được bổ sung dinh dưỡng theo đúng nhu cầu hay chưa. Nếu bé ăn không tốt hay chỉ thích ăn một số loại thực phẩm nhất định thì mẹ cần điều chỉnh lại ngay thói quen này.

Chuẩn bị bình nước cho bé và khuyến khích bé rửa tay thường xuyên là những biện pháp đơn giản, có tác động ngay tới việc làm giảm đi tần suất con ốm vặt. Ngoài ra, cho trẻ vận động và bổ sung các chất tăng cường miễn dịch hàng ngày như sắt, kẽm, vitamin C, vitamin D là cần thiết để củng cố bền vững hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh.

tăng đề kháng cho bé 2 tuổi
Mẹ nên chuẩn bị bình nước cho con mỗi ngày

Khi nào nên bổ sung miễn dịch cho trẻ?

Khi bước vào môi trường mầm non, trẻ rời khỏi sự bao bọc sát sao của bố mẹ và tiếp xúc với nhiều bạn bè hơn. Sinh hoạt trong một môi trường tập thể rộng lớn hơn làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Hệ miễn dịch của trẻ đang trong thời gian hoàn thiện nên khả năng thích nghi kém hơn nhiều so với người lớn. Chính vì vậy, ngoài việc bổ sung miễn dịch hàng ngày, mẹ nên chú trọng tăng cường bổ sung đề kháng cho trẻ vào 2 giai đoạn trên.

Trên đây là những chia sẻ về cách tăng đề kháng cho bé 2-3 tuổi nói riêng và trẻ ở độ tuổi mầm non nói chung. Hãy cùng Biolizin tìm hiểu nhiều nội dung bổ ích tiếp theo trong các bài viết sắp tới mẹ nhé!