Tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi hay ốm vặt

Tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi hay ốm vặt

01/07/2024 311 lượt xem

Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ở giai đoạn đầu đời, tình trạng ốm vặt luôn luôn là nỗi lo canh cánh đối với các bậc cha mẹ. Với mong muốn cải thiện sức khỏe cho con, vơi đi nỗi lo của chính mình, không ít cha mẹ đã tìm cách tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi. Vậy, làm cách nào để mục tiêu đó sớm đạt hiệu quả, mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây của Biolizin để tìm được câu trả lời.

1. Dấu hiệu trẻ dưới 1 tuổi giảm sức đề kháng

Mẹ có thể dựa trên một số dấu hiệu sau đây để nhận diện tình trạng giảm đề kháng ở trẻ dưới 1 tuổi:

  • Hay ốm vặt: Sức đề kháng yếu nên trẻ dễ bị ốm vặt do sự tấn công từ các tác nhân gây hại như: ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,… 
  • Bị mất nước: Trẻ cần 60 – 75% tổng lượng nước so với trọng lượng cơ thể để duy trì sự sống nên nếu thiếu nước sức đề kháng của trẻ sẽ giảm. Trẻ bị mất nước thường có biểu hiện: ít khóc, da khô, tiểu tiện ít, hay quấy khóc, trũng mí mắt, môi khô,…
  • Thèm đồ ngọt: Khi trẻ có dấu hiệu thèm đồ ngọt tức là cơ thể đang yếu do sức đề kháng giảm.
  • Lười ăn: Suy giảm đề kháng khiến trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ và bị ốm vặt nên trẻ thường không muốn ăn, chán ăn, ngay cả với những món ăn mà bình thường trẻ vốn rất thích.
  • Tiêu hóa kém: Do đề kháng yếu nên trẻ dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa gây nôn, đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa,… 
  • Vết thương lâu lành: Nếu trẻ bị thương nhưng vết thương lâu lành thì đây là dấu hiệu mẹ nên tìm hiểu để tăng sức đề kháng cho bé.

Có thể mẹ quan tâm: 5 cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt mẹ cần biết

Tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi hay ốm vặt 1
Trẻ bị suy yếu sức đề kháng thường hay ốm vặt

2. Cách tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi hiệu quả

2.1. Tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, mẹ cần lưu ý đến các vấn đề dưới đây để cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng cho bé:

Tăng thời gian ngủ cho bé

Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Boston – bà Kathi Kemper chia sẻ: So với trẻ được ngủ đủ giấc thì trẻ thiếu ngủ dễ mắc bệnh hơn do suy giảm số lượng tế bào miễn dịch tự nhiên.

Vì thế, để tăng đề kháng cho bé 4 tháng tuổi trở lại, mẹ cần tăng thời gian ngủ để đảm bảo con được ngủ đủ 12 – 18 giờ/ ngày. Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ít ánh sáng để con dễ ngủ sâu giấc cũng giúp cơ thể trẻ được tăng sản sinh đề kháng.

Tiêm chủng vaccine đầy đủ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là cách tăng đề kháng cho bé dưới 1 tuổi mà mẹ không nên bỏ qua. Khi được tiêm vaccine, hệ miễn dịch của trẻ sẽ ghi nhớ mầm bệnh để nếu mắc bệnh trong tương lai thì cơ thể sẽ chống lại tác nhân đó.

Những mũi tiêm vaccine mà mẹ có thể tham khảo để tiêm cho con ngay từ thời điểm chào đời, tăng đề kháng cho bé 9 tháng và giai đoạn sau đó gồm: 

– Vaccine BCG phòng Lao liều sơ sinh

– Vaccine viêm gan B liều sơ sinh

– Vaccine 6 trong 1 hoặc 5 trong 1

– Vaccine phòng tiêu chảy do Rotavirus

– Vaccine phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B

– Vaccine viêm não Nhật Bản

– Vaccine thủy đậu

– Vaccine sởi – quai bị – rubella

– Vaccine viêm gan A/A+B

Tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi hay ốm vặt 2
Mẹ nên cho bé tiêm chủng vaccine đầy đủ theo kì

Cho con bú sữa mẹ đầy đủ

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể tốt với hệ miễn dịch của trẻ. Đặc biệt, để tăng sức đề kháng cho trẻ 6 tháng tuổi phòng ngừa các nguy cơ nhiễm bệnh thì không thể thiếu sữa mẹ.

Trong mỗi 100m sữa mẹ có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho đề kháng của trẻ như:

Thành phần Hàm lượng
Canxi (mg) 27
Magie (mg) 3
Photpho (mg) 14
Kali (mg) 48
Natri (mg) 15
Vitamin A (ug) 46
Vitamin K (ug) 1
Vitamin C (ug) 5
Vitamin B2 (mg) 0.03
Vitamin B1 (mg) 0.01
Năng lượng (calo) 65
Chất béo (g) 3.8
Protein (g) 1.3

Chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn càng lâu càng tốt, nhất là 6 tháng đầu sau sinh. Đặc biệt, mẹ có thể tăng sức đề kháng cho trẻ bằng việc cho con bú đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. 

Có thể mẹ quan tâm: Bổ sung vitamin C tăng đề kháng cho bé như thế nào?

Tăng sức đề kháng cho bé hay ốm vặt 3
Được bú sữa mẹ đầy đủ là cách tốt nhất để tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi

2.2. Với trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tháng

Từ 4 – 6 tháng là thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm. Đây cũng là lúc vi chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể mẹ dần suy giảm. Để tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi, mẹ nên bổ sung: 

Thực phẩm ăn dặm tăng đề kháng cho bé

Khi bé bắt đầu ăn dặm, có rất nhiều loại thực phẩm mà mẹ có thể lựa chọn để tăng đề kháng cho bé như: 

– Rau củ: Súp lơ, bông cải xanh, bí ngô, cà rốt, khoai lang, khoai tây, đậu Hà Lan,… 

– Trái cây: Táo, lê, đào, mơ, các loại quả mọng,…

– Ngũ cốc.

– Thịt, cá, trứng, các loại đậu, đậu phụ.

– Sữa, phô mai, sữa chua.

Mẹ tham khảo thêm bài viết chi tiết về thực phẩm tăng đề kháng cho bé: 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé mẹ không nên bỏ qua

Vi chất dự phòng cho bé

Từ khi chào đời đến mốc 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ nhỏ được dự trữ đủ khoáng chất và vitamin cho nhu cầu của cơ thể. Một số trường hợp mẹ cần tăng đề kháng cho bé 3 tháng trở lên bằng cách bổ sung thêm vi chất như: trẻ sinh non, trẻ chào đời với cân nặng < 1.5kg, trẻ bị tiêu chảy dài ngày,… 

Các loại vi chất nên ưu tiên bổ sung cho bé như: vitamin D, kẽm, sắt, canxi,… Trước khi quyết định bổ sung vi chất nào cho con, mẹ cần cho trẻ thăm khám bác sĩ Nhi khoa để nhận được những hướng dẫn an toàn. 

2.3. Với trẻ trên 6 tháng tuổi

Cho bé ra ngoài và đi dạo mỗi ngày cũng giúp tăng đề kháng cho bé 7 tháng trở đi. Tham gia hoạt động ngoài trời giúp trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng để hấp thu vitamin D tự nhiên. 

Không những thế, càng tăng thời gian tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì hệ miễn dịch của trẻ càng có cơ hội tăng thích nghi với nhiều loại tác nhân để trở nên hoàn thiện và khỏe mạnh hơn.

Tăng sức đề kháng cho bé hay ốm vặt 4
Tăng thời gian tiếp xúc với môi trường bên ngoài giúp cải thiện miễn dịch ở trẻ

3. 4 bài tập tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi

3.1. Bài tập nằm sấp

Bài tập này giúp bé phát triển các cơ ở cổ, cánh tay, vai, lưng và bụng. AAP khuyến cáo trẻ có thể bắt đầu tập nằm sấp ngay sau khi từ viện về nhà, thực hiện hàng ngày dưới sự giám sát của cha mẹ.

Mẹ nên bắt đầu cho con tập nằm sấp trong khoảng thời gian 3 – 5 phút trong vài buổi sau đó tăng dần thời gian lên 20 phút/ngày nếu thấy khả năng chịu đựng của bé đã tăng lên. Tiếp tục làm việc này đến khi bé có thể tự lăn.

Nên đặt bé nằm sấp trên chăn hoặc thảm chơi trên sàn và mẹ hãy nằm sấp xuống để bầu bạn với bé. Để bé dễ dàng hợp tác, thích thú hơn khi nằm sấp, mẹ có thể: 

– Ca hát, mỉm cười, trò chuyện cùng con.

– Đặt một đồ vật vui nhộn hơi xa tầm với của bé để kích thích bé vươn tay ra lấy.

3.2. Bài tập ngồi dậy

Thực hiện bài tập ngồi dậy là hoạt động thể chất rất tốt để tăng đề kháng cho bé 5 tháng trở đi. Bằng việc thực hiện động tác này, cơ vai, cơ lõi, lưng và cánh tay của bé được tăng cường sức mạnh và khả năng cân bằng.

Để tập cho bé ngồi dậy, mẹ hãy để bé trong tư thế nằm ngửa sau đó nắm lấy cánh tay của bé và nhẹ nhàng kéo bé về phía mẹ. Ban đầu, nếu chưa thấy yên tâm, mẹ có thể dùng tay đỡ đầu bé bằng cách đặt cánh tay mẹ sau vai bé và đặt tay ra sau đầu để giữ cho đầu bé không bị ngửa ra sau.

3.3. Bài tập đi xe đạp

Bài tập này không chỉ giúp đẩy không khí dư thừa ra khỏi cơ thể để bé giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu; mà còn rất tốt để rèn luyện chân, hông, đầu gối và cơ bụng. Quá trình tập luyện sẽ giúp tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của bé.

Muốn thực hiện bài tập đi xe đạp kích thích tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi mẹ hãy đặt bé nằm ngửa sau đó nhẹ nhàng di chuyển hai chân của bé lên cao và thực hiện động tác giống như đạp xe. 

Tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi hay ốm vặt 5
Bài tập đạp xe giúp tăng đề kháng và tính linh hoạt cho bé

3.4. Bài tập nâng tạ

Tập cho trẻ nhặt đồ là cách phát huy khả năng cầm nắm cho bé, cải thiện sự phối hợp tay và mắt, phát triển các cơ ở vai, cánh tay và bàn tay. Bắt đầu từ khi trẻ được 3 – 4 tháng là mẹ có thể thực hiện được bài tập này và đây cũng là cách để tăng đề kháng cho bé 8 tháng trở đi.

Mẹ có thể sử dụng bất cứ đồ vật nào trong nhà có kích thước vừa với bàn tay của bé và không có cạnh sắc nhọn để tập cho con. Mẹ hãy đặt một số đồ vật nhỏ trước mặt bé rồi khuyến khích con nhấc đồ vật lên để nhìn rồi đặt xuống, chuyển sang đồ vật khác.

4. Chỉ bổ sung tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi liệu có đủ?

Ngoài việc tìm cách tăng đề kháng cho bé dưới 1 tuổi, mẹ cũng cần tăng đề kháng cho mình, nhất là trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Giai đoạn này, để đảm bảo vi chất cung cấp cho nguồn sữa chất lượng, tăng đề kháng cho con, mẹ cũng cần uống thêm một số loại vi chất để tăng sức đề kháng cho bé như:

– Sữa dành cho bà bầu.

– Vitamin D.

– Vitamin C.

– Omega-3.

– Sắt.

– Kẽm.

5. Các thắc mắc thường gặp

5.1. Probiotic có hữu ích cho miễn dịch của trẻ sơ sinh không?

Probiotic là vi khuẩn sống và nấm men rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch. Tuy Probiotic an toàn với phụ nữ cuối thai kỳ và sau khi sinh con nhưng chưa có nghiên cứu nào cho thấy nó có lợi cho trẻ em. Vì thế, nếu muốn tăng đề kháng cho bé 9 tháng hay trẻ dưới 1 tuổi, mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ Nhi khoa.

5.2. Trẻ sinh non có hệ miễn dịch giống trẻ sinh đủ tháng không?

Trẻ sinh non không nhận được nhiều kháng thể từ mẹ như trẻ sinh đủ tháng. Hệ thống miễn dịch của trẻ thường yếu hơn nên dễ bị bệnh do vi khuẩn, virus,… Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa để tăng cường đề kháng cho trẻ sinh non đúng cách.

5.3. Có nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi không?

Mặc dù hầu hết loại dược phẩm tăng sức đề kháng đang được bán trên thị trường có hiệu quả cải thiện đề kháng cho bé nhưng không được khuyến nghị tự ý sử dụng. Đây là dòng sản phẩm chỉ nên bổ sung khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, với trường hợp trẻ bị thiếu yếu tố miễn dịch. (Có thể mẹ quan tâm: Thuốc tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất hiện nay cho bé)

Tăng đề kháng cho bé dưới 1 tuổi chính là cách mẹ giúp con có một nền tảng sức khỏe vững chắc để phát triển khỏe mạnh trong tương lai. Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế hoặc bác sĩ Nhi khoa sẽ giúp quá trình này của mẹ diễn ra thuận lợi, giúp bé yêu nhận được sự chăm sóc tốt nhất để có năm đầu đời khỏe mạnh và an toàn.