Bổ sung sắt kẽm cho trẻ 6 tháng

Bổ sung sắt kẽm cho trẻ 6 tháng cần lưu ý gì?

11/10/2023 4511 lượt xem

Bổ sung sắt kẽm cho trẻ 6 tháng tuổi là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các bé. Mặc dù vậy, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về cách thức đúng và hiệu quả để cung cấp sắt và kẽm cho con. 

Trong bài viết này, Biolizin sẽ chia sẻ hướng dẫn và lưu ý quan trọng cho các bậc phụ huynh khi thực hiện việc bổ sung dưỡng chất quan trọng này cho trẻ.

Dấu hiệu thiếu sắt kẽm ở trẻ 6 tháng

Dấu hiệu thiếu sắt kẽm ở trẻ 6 tháng
Dấu hiệu thiếu sắt kẽm ở trẻ 6 tháng

Thiếu kẽm có thể gây ra biểu hiện ban đầu trên da giống như triệu chứng của bệnh chàm. Tiếp theo đó, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như vết nứt và bề ngoài bóng loáng (mịn hoặc sáng như thủy tinh) trên bề mặt da. 

Ngoài ra, những trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm cũng có thể xuất hiện một số biểu hiện sau:

  • Rụng tóc
  • Thay đổi màu da và tóc
  • Mắt dễ tổn thương 
  • Nhiễm trùng với tần suất nhiều hơn bình thường
  • Vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành
  • Mất vị giác và mùi

Thiếu sắt có thể làm giảm khả năng hoạt động và sức khoẻ tổng thể của con bạn. Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh sẽ không bộc lộ rõ ràng cho đến khi xảy ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. 

Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể bao gồm:

  • Tay chân lạnh
  • Biếng ăn
  • Hay mệt mỏi
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Quấy khóc đêm
  • Nhịp tim nhanh
  • Dễ giật mình, tỉnh giấc

Mẹ để lại thông tin tình trạng của bé và dấu hiệu cần tư vấn để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ ngay:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.
Bé đang gặp vấn đề gì

Tại sao trẻ 6 tháng dễ thiếu cả kẽm và sắt?

Nguyên nhân trẻ thiếu sắt kẽm
Nguyên nhân trẻ thiếu sắt kẽm

Dựa trên thông tin từ một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có 60% trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi đang gặp thiếu kẽm và mỗi 3 trẻ em thì có 1 trẻ đang trải qua tình trạng thiếu sắt. Đáng chú ý là, trẻ em thiếu kẽm thường có xu hướng thiếu sắt cùng lúc. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này? Hãy cùng mẹ tìm hiểu các nguyên nhân dưới đây nhé.

Trẻ chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Sữa mẹ và sữa công thức là hai nguồn chính cung cấp sắt và kẽm cho trẻ sơ sinh trước khi họ chuyển sang ăn dặm. Tuy nhiên, sữa mẹ chỉ cung cấp đủ lượng kẽm cho bé trong 4 tháng đầu đời. Sau đó, từ tháng thứ 5 và thứ 6, hàm lượng kẽm và sắt trong sữa mẹ giảm xuống chỉ còn khoảng 0,35 – 0,9 mg/lít.

Nếu bé chỉ được bú sữa mẹ, thì một ngày bé có thể nhận được từ 0,9 đến 1,2mg kẽm. Với sữa công thức, mỗi ngày bé có thể nhận được từ 1 đến 2mg kẽm cho mỗi lít sữa. Tuy nhiên, dù bằng cách nào đi chăng nữa, con số này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế của trẻ.

Vì vậy, cho dù bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, sữa công thức, hoặc cả hai, trẻ vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu về kẽm từ nguồn dinh dưỡng này.

Trẻ sinh non, nhẹ cân, suy bào thai

Theo nghiên cứu từ năm 2007, sắt và kẽm của thai nhi được tích luỹ chủ yếu trong 3 tháng cuối cùng. Đối với những trẻ sinh trước tuần thứ 37, quá trình này bị gián đoạn, dẫn đến việc con không tích trữ đủ lượng sắt để sử dụng sau khi ra đời. 

Trong khi đó, trẻ sinh non cần lượng sắt rất lớn để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và bắt kịp với trẻ sinh đủ tháng. Do đó, lượng sắt và kẽm tích luỹ ở những trẻ này thậm chí có thể không đủ cho đến khi họ đạt đến tháng thứ 6.

Tỉ lệ hấp thu sắt kẽm thấp ở trẻ

Trẻ nhỏ không thể hấp thụ 100% sắt và kẽm từ thức ăn một cách hoàn toàn. Theo các nghiên cứu mới nhất, tỷ lệ hấp thụ sắt từ thức ăn thường khá thấp, chỉ khoảng từ 5-15%, và tỷ lệ hấp thụ kẽm từ thức ăn cũng dao động từ 10-30%. 

Các dưỡng chất như kẽm và sắt chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, và hàu. Thường thì khi trẻ bắt đầu ăn dặm, họ thường bắt đầu với thực phẩm chứa tinh bột và sau đó tiếp tục dần dần với các thực phẩm giàu đạm, tuy nhiên, lượng này thường còn khá ít.

Ngoài ra, nguy cơ nhiễm giun sán và các vấn đề về tiêu hóa thường xuyên cũng là nguyên nhân điển hình gây giảm khả năng hấp thụ sắt và kẽm.

Thiếu kẽm cản trở hấp thu sắt ở trẻ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng kẽm có thể cải thiện tối đa hấp thu sắt bằng cách kích hoạt các chất vận chuyển sắt với trạng thái oxi hóa +2 (DTM1) và ferroportin (FPN1). 

Điều đáng chú ý là kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi sắt bằng cách ảnh hưởng đến mức độ của DTM1 và FPN1. 

Hơn nữa, kẽm còn tham gia vào quá trình chuyển hóa sắt để hình thành hồng cầu. Vì thế, nếu thiếu kẽm trong thời gian dài, trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc hấp thu sắt. Sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu kẽm và sắt ở trẻ sơ sinh thường tăng cao và diễn ra đồng thời.

Xem thêm:

Nhu cầu sắt kẽm tối thiểu ở trẻ sơ sinh

Theo viện dinh dưỡng Quốc Gia và viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, nhu cầu sắt và kẽm sẽ diễn ra theo bảng dưới đây: 

Nhu cầu bổ sung sắt kẽm ở trẻ sơ sinh
Nhu cầu bổ sung sắt kẽm ở trẻ sơ sinh

Như vậy, nếu mẹ muốn cung cấp sắt và kẽm cho con bằng thực phẩm, bạn cần phải một lượng khá lớn. 

Ví dụ, một bé trai 6 tháng tuổi có thể hấp thu trung bình từ 15% đến 20% kẽm và sắt trong đồ ăn dặm. Có nghĩa, nhu cầu hàng ngày của bé sẽ là 4,1mg kẽm và 5,6 mg sắt từ các bữa ăn. Và để đáp ứng nhu cầu này, bé cần phải ăn tương đương với 23 lòng đỏ trứng, 1 kg thịt ghẹ, hoặc 1 kg thịt bò mỗi ngày, điều này thực sự không khả thi.

Vì vậy, để đảm bảo rằng bé có đủ lượng sắt và kẽm cần thiết, cha mẹ nên đa dạng hóa cách cung cấp chứng từ nhiều nguồn khác nhau. 

Bổ sung sắt kẽm cho bé 6 tháng vào thời điểm nào trong ngày? Cùng lúc được không?

Không nên cho bé uống sắt kẽm cùng lúc
Không nên cho bé uống sắt kẽm cùng lúc

Không nên cho bé uống kẽm khi đói, vì nó có thể gây ra rối loạn tiêu hoá. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để cho bé uống kẽm là một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn sáng, đặc biệt với các chế phẩm kẽm nước hữu cơ như kẽm Biolizin. Trong trường hợp trẻ có vấn đề về dạ dày, mẹ có thể cho bé uống kẽm trong khi ăn để tránh kích thích cơn đau.

Tương tự với sắt, thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt cho cơ thể là vào buổi sáng. Lúc này, bé đã nghỉ ngơi sau giấc ngủ dài ban đêm và nồng độ canxi và sắt trong cơ thể thường thấp. Vì vậy, việc uống sắt vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả hơn. 

Vậy, bổ sung sắt kẽm cùng lúc cho trẻ 6 tháng tuổi được không? Câu trả lời là KHÔNG nên! Sắt và kẽm chỉ có thể cùng hấp thu tốt với nhau ở cùng một tỉ lệ. Và trong các trường hợp khác, chúng sẽ cản trở hấp thu lẫn nhau. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên cho bé uống sắt và kẽm cách xa nhau khoảng 2-3 giờ để có hiệu quả ổn định nhất.

Các sai lầm thường gặp khi bổ sung sắt kẽm cho trẻ 6 tháng

Lựa chọn các sản phẩm không an toàn với trẻ sơ sinh

Nhiều chế phẩm sắt hoặc kẽm giá rẻ trên thị trường được sản xuất theo tiêu chuẩn nhà máy thấp và nguồn nguyên liệu lẫn chất điều vị nhân tạo, chất bảo quản và nhiều phụ gia khác. Những tiềm ẩn này có thể gây ngộ độc với trẻ sơ sinh, vì thế mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn kĩ lưỡng sản phẩm an toàn với bé dưới 6 tháng tuổi.

Tự ý thay đổi liều cho bé

Nhiều mẹ lo sợ con bị thừa hoặc thiếu sắt kẽm mà tự ý đổi liều dùng. Điều này là không nên bởi cả thiếu hay thừa các đều có ảnh hưởng không tốt tới trẻ. Hãy cố gắng tuân thủ tuyệt đối theo liều dùng trên nhãn hoặc bác sĩ khuyến cáo để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trộn sắt kẽm vào sữa, ngũ cốc, bánh mì

Không trộn sắt kẽm vào sữa
Không trộn sắt kẽm vào sữa

Canxi có trong sữa có thể gây hạn chế cho quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Để đảm bảo sự cân đối giữa các dưỡng chất, bạn nên điều chỉnh thời gian uống thuốc và kiểm soát lượng dưỡng chất bạn tiêu thụ để tránh tình trạng tương tác tiêu cực giữa các khoáng chất.

Ngoài ra, Phytates là một chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu kẽm vào cơ thể. Chất này thường xuất hiện nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ, và thực phẩm chứa photpho như sữa và thịt gia cầm. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ các món ăn này gần thời gian uống kẽm và sắt.

Cho bé uống sắt kẽm với kháng sinh

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn cho bé cả sắt kẽm kết hợp với kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng chung các loại thuốc này với nhau, đặc biệt là tetracyclin và ciprofloxacin vì chúng cũng làm giảm khả năng hấp thu kẽm và sắt vào cơ thể.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ cách bổ sung sắt kẽm cho trẻ 6 tháng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn và giải đáp nhé! Tham khảo các bài viết khác trên Biolizin để tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích.