Tác dụng của kẽm với trẻ sơ sinh

5 tác dụng của kẽm với trẻ sơ sinh mẹ nên biết

21/12/2023 662 lượt xem

Trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc trẻ ở giai đoạn đầu đời, tâm lý chung của các mẹ đều muốn cung cấp đầy đủ vi chất cho con để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện. Vậy tác dụng của kẽm đối với trẻ sơ sinh là gì mà khi bổ sung cho con mẹ không thể bỏ qua vi chất này? Bài viết sau của Biolizin sẽ cùng mẹ đi tìm lời giải đáp cho sự lựa chọn ấy.

Phân loại kẽm cho bé

Hiện nay trên thị trường dược phẩm chủ yếu cung cấp 2 dạng kẽm sau đây:

Kẽm hữu cơ

Đây là dạng chế phẩm chứa thành phần chính là kẽm gốc muối và acid hữu cơ. Phổ biến nhất của dạng kẽm này là gluconate hoặc lactate. Việc sử dụng kẽm hữu cơ sẽ làm tăng khả năng hấp thụ kẽm gấp nhiều lần so với kẽm vô cơ vì độ tan tốt hơn. Chính nhờ khả năng này mà khi bổ sung, các tác dụng của kẽm đối với trẻ sơ sinh sẽ được phát huy tối đa.

Không những thế, kẽm hữu cơ còn chứa các thành phần không gây hại nên giảm thiểu tối đa nguy cơ tác dụng phụ và ít gây kích ứng đường tiêu hóa như: gluconat, oxalat, chelate,… Mùi vị của kẽm hữu cơ cũng dễ chịu hơn nên bé sẽ dễ dàng hợp tác với mẹ khi được cho uống kẽm.

2 loại kẽm dược phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay
2 loại kẽm dược phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay

Kẽm vô cơ

Khác với kẽm hữu cơ, thành phần chính của kẽm vô cơ là gốc muối sunphat hoặc chloride. Nhược điểm của chúng là độ hòa tan kém nên khả năng hấp thu không tròn vẹn so với lượng nạp vào, dễ tồn dư kẽm dư thừa ở đường tiêu hóa. Hệ lụy từ đó chính là dù được bổ sung nhưng trẻ vẫn có nguy cơ thiếu kẽm

Lượng kẽm dư thừa do hấp thu không hết sẽ dư thừa lại và vô tình gây áp lực cho đường ruột. Chưa kể đến, nguy cơ gây kích ứng niêm mạc dạ dày của kẽm vô cơ tương đối cao. Đây là yếu tố gây bất lợi cho trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa hoặc dạ dày.

Tác dụng của kẽm với trẻ sơ sinh

Tác dụng của kẽm đối với trẻ sơ sinh tương đối đa dạng, trong đó, công dụng lớn nhất là:

Phát triển trí não

Kẽm là thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển của tế bào thần kinh, sự biệt hóa tế bào thần kinh, tăng trưởng chất trắng. Vì thế, trẻ bị thiếu kẽm có nguy cơ cao trong chậm phát triển vận động, thay đổi hành vi, tâm trạng, khả năng tập trung,… 

Thời kỳ sơ sinh là mốc não bộ của trẻ đang có sự phát triển nhanh chóng. Cũng vì thế mà trẻ dễ dàng sử dụng hết năng lượng và vi chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Nếu mẹ không chú ý để bổ sung đầy đủ cho con thì trẻ rất dễ bị thiếu kẽm, quá trình phát triển não bộ vì thế cũng dễ bị ảnh hưởng.

Tác dụng của kẽm với trẻ sơ sinh
Tăng cường phát triển não bộ là một trong các tác dụng của kẽm với trẻ sơ sinh

Tăng cường miễn dịch

Cùng với vitamin C, tác dụng của kẽm với trẻ sơ sinh chính là vai trò hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch. Sự thiếu hụt kẽm có thể làm gián đoạn giao tiếp nội bào – yếu tố cần thiết để tạo ra hệ thống miễn dịch phối hợp chống lại mầm bệnh. 

Đã có nghiên cứu chứng minh rằng, bổ sung kẽm giúp cải thiện kết quả điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em, ổn định nồng độ oxy và nhiệt độ cơ thể. Khi được bổ sung kẽm đầy đủ, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn nên khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể cũng được cải thiện.

Bồi đắp và tăng cường sức khoẻ xương

Kẽm cùng với canxi là hai yếu tố tham gia vào quá trình phát triển và tăng trưởng của xương. Do đó, bổ sung kẽm đầy đủ cũng là cách mẹ giúp con có được hệ xương khỏe mạnh để đảm bảo sự tăng trưởng chiều cao tối đa..

Điều hoà chức năng nội tiết

Đối với quá trình điều hòa chức năng nội tiết của cơ thể, kẽm là yếu tố tham gia sản xuất hormone duy trì hoạt động sống. Ở nữ giới, kẽm hỗ trợ điều trị mụn, tiêu viêm, điều hòa kinh nguyệt,… Ở nam giới, kẽm là có mặt nhiều nhất ở tuyến tiền liệt với vai trò điều hòa và phát triển đặc tính sinh dục. 

Kẽm đẩy nhanh tốc độ làm làm tổn thương da ở trẻ sơ sinh 
Kẽm đẩy nhanh tốc độ làm làm tổn thương da ở trẻ sơ sinh

Phát triển cơ bắp và sức khỏe da

Cuối cùng, tác dụng của kẽm với trẻ sơ sinh chính là sự hỗ trợ phát triển sức khỏe da và cơ bắp. Thông qua cơ chế tạo ra enzyme, kẽm giúp tổng hợp protein để tăng tích tụ khối lượng cơ nạc của trẻ sơ sinh. Bổ sung kẽm chính là cách thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp ở trẻ.

Không những thế, kẽm còn có đặc tính tái tạo biểu mô và chống viêm. Nhờ đó mà khi cơ thể được cung cấp đủ kẽm tốc độ lành vết thương trên da sẽ nhanh hơn. Đây cũng là lý do khiến cho kẽm có mặt trong nhiều sản phẩm kem bôi ngoài da để điều trị các vấn đề về sẹo lồi, mụn trứng cá, viêm da cơ địa, hăm tã,…

Một số cách bổ sung kẽm cho bé hiệu quả

Để phát huy tối đa tác dụng của kẽm đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé qua các hình thức sau:

Sữa mẹ

Trong 6 tháng đầu đời, nguồn bổ sung kẽm tốt nhất cho trẻ chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, hàm lượng kẽm ở sữa mẹ sẽ ngày càng giảm dần. Trong hai tuần đầu tiên, lượng kẽm trong sữa mẹ là 0.4mg/100 ml. Đến 6 tháng, hàm lượng này giảm xuống chỉ còn 0.1mg/100 mL. 

Đặc biệt, trường hợp sữa mẹ bị thiếu kẽm thì trẻ lại càng có nguy cơ không được bổ sung đủ lượng kẽm so với nhu cầu của cơ thể. Vì thế, trong 6 tháng đầu, trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn cần được theo dõi để phát hiện dấu hiệu thiếu kẽm và bổ sung kịp thời cho con.

Sữa công thức

Sữa công thức chứa 0.5 – 1mg/100mL kẽm. Tuy nhiên, khả năng hấp thu kẽm từ sữa mẹ dễ dàng hơn sữa công thức. Vì thế, để hấp thu lượng kẽm tương đương thì trẻ sẽ phải tiêu thụ hàm lượng sữa công thức nhiều hơn so với sữa mẹ.

Điều đáng nói là, sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh không chứa các yếu tố tăng cường miễn dịch như sữa mẹ. Đối với đa số trẻ sơ sinh, sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức. Do đó, việc cho con bú bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là cần thiết. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà không thể cung cấp đủ sữa mẹ cho con thì có thể cho bé dùng kết hợp cả sữa mẹ và sữa công thức.

Bổ sung kẽm trực tiếp cho bé

Tâm lý chung của các mẹ trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc con mình là muốn con được bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế, không ít mẹ đã chọn bổ sung kẽm dược phẩm cho con. 

Xem thêm:

Biolizin – bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng liều lượng

Ưu điểm nổi trội khiến kẽm Biolizin được nhiều mẹ tin dùng 
Ưu điểm nổi trội khiến kẽm Biolizin được nhiều mẹ tin dùng

Khi lựa chọn bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh mẹ có thể yên tâm lựa chọn kẽm Biolinzin bởi đây là dòng kẽm hữu cơ Bisglycinate tối ưu hấp thu và tốt cho sức khỏe của bé:

  • Kết hợp 2 thành phần từ amino acid glycerin tạo ra kẽm chelate bền vững với acid dịch vị và enzyme đường ruột, không gây kích ứng dạ dày.
  • Khả năng hấp thụ kẽm vào máu cao gấp 43.4% so với kẽm gluconate.
  • Hấp thu nhanh, hòa tan tốt, không thông qua quá trình tiêu hóa phức tạp nên hạn chế tối đa tình trạng dư thừa kẽm, hạn chế tác dụng phụ và không gây cản trở hấp thụ các chất khác.

Nội dung chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp mẹ đã biết được tác dụng của kẽm với trẻ sơ sinh. Hiểu được vai trò quan trọng của vi chất này, mẹ sẽ không bỏ qua yếu tố cần thiết để duy trì điều kiện tối ưu cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.