tac-dung-phu-cua-kem-cho-be

8 tác dụng phụ của kẽm cho bé mẹ nên biết

13/12/2023 1870 lượt xem

Kẽm có vai trò rất lớn đối với sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của kẽm cho bé có thể gặp phải nếu mẹ nếu bổ sung sai cách. Trong bài viết dưới đây, Biolizin sẽ cùng mẹ tìm hiểu chi tiết về nguy cơ này và cách xử trí với các tác dụng phụ của kẽm nếu chẳng may con mắc phải.

Khi nào bé dùng kẽm dễ gặp tác dụng phụ

  • Uống quá liều: Bé uống kẽm quá liều quy định trong thời gian dài có thể gặp phải một số tác dụng phụ.
  • Bệnh lý tự miễn: Bé có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với kẽm thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ trong quá trình dùng kẽm.

Các tác dụng phụ của kẽm cho bé thường gặp nhất

Trong quá trình bổ sung kẽm, nếu thuộc 2 trường hợp nêu trên thì tác dụng phụ của kẽm cho bé thường gặp gồm:

Buồn nôn hoặc nôn là một trong các tác dụng phụ của kẽm
Buồn nôn hoặc nôn là một trong các tác dụng phụ của kẽm

Buồn nôn, nôn 

Sử dụng kẽm quá mức ( 225 – 450mg kẽm/ngày) có thể khiến trẻ bị ngộ độc kẽm và gặp các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa với các triệu chứng điển hình là buồn nôn và nôn.

Tiêu chảy

Đây cũng là tác dụng phụ gặp phải do việc dùng kẽm quá liều khuyến nghị. Trong trường hợp này, tác dụng phụ của kẽm cho bé là hiện tượng co cứng bụng, đau thượng vị, tiêu chảy và thậm chí có thể đi ngoài kèm máu trong phân.

Sốt, ho

Tuy không phải là trường hợp dễ gặp, nhưng một số bé dùng kẽm quá liều có thể xuất hiện tình trạng ho, sốt.

Đau đầu, mệt mỏi

Dùng kẽm liều cao có thể khiến bé bị buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi.

Dị ứng kẽm

Đây là tác dụng phụ của kẽm cho bé có cơ địa mẫn cảm. Dị ứng kẽm có thể khiến bé bị ngứa, phát ban. Đặc biệt, nếu thấy con có biểu hiện sưng lưỡi, sưng môi, khó thở, tức ngực thì mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được cấp cứu ngay lập tức.

Giảm tác dụng của kháng sinh tại một số thời điểm

Kẽm có thể tương tác với mốt số loại thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh khi dùng chung:

  • Thuốc lợi tiểu Thiazide: Tăng bài tiết kẽm qua nước tiểu nên giảm lượng kẽm trong máu.
  • Thuốc kháng sinh Quinolone hoặc Tetracycline: Tăng nguy cơ cản trở khả năng chống lại vi khuẩn của thuốc.

Thiếu hụt magie

Nếu được bổ sung kẽm với liều lượng lớn trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng tương tác kẽm và magie bên trong cơ thể. Kết quả của hiện tượng này chính là bé bị thiếu magie.

Uống kẽm đồng thời với một số thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ gây ra tác dụng phụ
Uống kẽm đồng thời với một số thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ gây ra tác dụng phụ

Ngoài những tác dụng phụ chính phía trên, bé còn có thể gặp nhiều biểu hiện lạ khác mẹ cần chú ý. Mẹ để lại thông tin tình trạng của bé và vấn đề cần tư vấn để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ ngay:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Cách xử lý tác dụng phụ của kẽm cho bé

Từ nội dung chia sẻ bên trên mẹ có thể thấy rằng, tác dụng phụ của kẽm cho bé chỉ xảy ra phổ biến nhất khi bổ sung quá liều kẽm cho con. Để tránh gặp phải nguy cơ này, mẹ cần biết nhu cầu kẽm được khuyến nghị theo độ tuổi của con mình để bổ sung cho phù hợp. Mẹ không nên lựa chọn bổ sung kẽm liều cao nếu không có chỉ định từ bác sĩ Nhi khoa.

Trong trường hợp bé gặp tác dụng phụ từ quá trình dùng kẽm, mẹ có thể xử trí bằng cách:

  • Dừng việc bổ sung kẽm cho con.
  • Nếu các tác dụng phụ mà trẻ gặp phải chỉ ở mức độ nhẹ thì mẹ có thể cho con uống một cốc sữa tươi, canxi và photpho trong sữa có khả năng liên kết với kẽm để tạo ra chelate giúp lượng kẽm dư thừa được đào thải ra ngoài.
  • Dùng kẽm với thức ăn hoặc sữa mẹ cũng sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ mà bé đang gặp phải.
  • Trường hợp trẻ có dấu hiệu gặp tác dụng phụ kéo dài hoặc bị thừa kẽm mức độ nặng thì mẹ nên cho con đến cơ sở y tế để có hướng khắc phục an toàn.

Xem thêm:

Lựa chọn kẽm an toàn – giảm thiểu tối đa nguy cơ tác dụng phụ của kẽm cho bé

Hiện nay, trên thị trường có hai dạng chế phẩm kẽm đang được bán phổ biến là kẽm vô cơ và kẽm hữu cơ:

  • Kẽm vô cơ: 

+ Thành phần chính là chloride hoặc gốc muối sunphat.

+ Độ tan tại ruột kém nên lượng hấp thu vào cơ thể có thể bị ít đi.

+ Có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày, (dễ gặp ở trẻ có dạ dày nhạy cảm).

  • Kẽm hữu cơ (kẽm Amin): 

+ Thành phần chính là các acid hữu cơ và gốc muối kẽm.

+ Khả năng hòa tan tại ruột cao hơn kẽm vô cơ nên khả năng hấp thu kẽm trong máu tăng gấp 3.7 lần.

+ Ít khi gây kích ứng đường tiêu hóa, ít có nguy cơ gây táo bón do nóng trong.

Biolizin – Kẽm Amin an toàn và tăng hấp thu cho trẻ

Biolizin - kẽm Amin an toàn và tăng khả năng hấp thu cho trẻ
Biolizin – kẽm Amin an toàn và tăng khả năng hấp thu cho trẻ

Kẽm amin Biolizin là dòng kẽm Amin được sản xuất bởi thương hiệu uy tín Tây Ban Nha về thực phẩm chức năng an toàn cho trẻ: HC Clover PS. Thành phần chính của sản phẩm là kẽm bisglycinate bền vững với khả năng hấp thu cao hơn kẽm gluconate gấp 43.4% và hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ cho trẻ.

Ngoài ra, trong mỗi 5ml kẽm Biolizin còn có: 200mg Lysine, 2mg Vitamin B6 để tạo thành bộ 3 ăn ngon tiêu chuẩn châu Âu. Sự kết hợp vượt trội này sẽ kích thích vị giác để trẻ thèm ăn và có cảm giác ăn ngon tự nhiên.

Đặc biệt, nếu mẹ đang băn khoăn tìm kiếm sản phẩm kẽm không táo bón do nóng trong, dễ khiến trẻ hợp tác ngay lần đầu thì Biolizin là lựa chọn tuyệt vời. Sản phẩm có vị đào ngọt nhẹ rất dễ uống và có bơm chia liều dễ dàng theo độ tuổi của bé.

Nội dung trên đây hy vọng đã giúp mẹ giải tỏa được băn khoăn về tác dụng phụ của kẽm cho bé. Về cơ bản, các trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi dùng kẽm không nhiều và mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được nguy cơ này cho con. Chỉ cần mẹ tìm hiểu để chọn lựa được sản phẩm an toàn và bổ sung cho con đúng liều được khuyến nghị, kẽm vẫn luôn là tiền đề không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ.