Kẽm có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ. Vì thế, trong giai đoạn phát triển, việc đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho bé là việc không thể bỏ qua. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe con yêu, mẹ hãy tìm hiểu để biết được nhu cầu kẽm ở trẻ theo từng độ tuổi và giúp con bổ sung kẽm đúng cách. Cùng tìm hiểu tất cả các vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Kẽm mang lại lợi ích gì cho bé?
Kẽm là vi chất tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích:
Cải thiện miễn dịch
Kẽm hỗ trợ duy trì chức năng miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ và có thể làm giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi bị thiếu kẽm có thể khiến cho chức năng miễn dịch kém và trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh.
Kẽm còn hỗ trợ chống lại phản ứng viêm và chống oxy hóa mạnh. Vì thế, bổ sung vi chất này có thể cải thiện kết quả điều trị bệnh viêm phổi, ổn định oxy và nhiệt độ cơ thể của trẻ.
Giúp trẻ đạt mốc phát triển về thể chất bình thường
Kẽm cũng rất cần đối với quá trình tăng trưởng thể chất của trẻ. Bổ sung kẽm cho trẻ trong giai đoạn phát triển đúng với nhu cầu kẽm ở trẻ có thể làm trẻ đạt được mốc tăng trưởng chiều cao và cân nặng theo độ tuổi.
Không những thế, vi chất này còn tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, dẫn truyền thần kinh cùng nhiều chức năng khác. Vì thế, thiếu kẽm có thể khiến trẻ bị chậm phát triển.
Phát triển khả năng nhận thức
Kẽm giống có vai trò hỗ trợ sự phát triển não bộ và nhận thức trong giai đoạn phát triển của trẻ. Vi chất này cần đối với sự phát triển của tế bào thần kinh, tăng trưởng mô não vật lý và nhiều vai trò khác trong cơ thể.
Thiếu kẽm có thể tăng nguy cơ thay đổi mức độ tập trung, khả năng hoạt động, tâm trạng và hành vi ở trẻ. Đặc biệt, khi bộ não của trẻ đang trong giai đoạn phát triển thì càng cần đến sự đầy đủ về vi chất dinh dưỡng, trong đó không thể bỏ qua nhu cầu bổ sung kẽm.
Duy trì hoạt động bình thường của đường ruột
Thiếu kẽm có thể làm cho chức năng hoạt động của đường ruột kém đi, khả năng hấp thu kẽm từ thực phẩm qua niêm mạc ruột vì thế ngày càng yếu. Cứ lặp lại tình trạng này, theo thời gian dài, vừa khiến trẻ bị thiếu kẽm vừa làm giảm khả năng hoạt động của đường ruột.
Đảm bảo sự duy trì cảm giác thèm ăn
Khi được cung cấp đủ kẽm theo đúng nhu cầu của cơ thể, cảm giác thèm ăn tự nhiên của trẻ sẽ được duy trì. Trẻ thiếu kẽm trong thời gian dài, nhất là trẻ kén ăn và đang trong giai đoạn phát triển thì càng dễ bị giảm cảm giác thèm ăn.
Nhu cầu kẽm ở trẻ theo lứa tuổi (Viện dinh dưỡng quốc gia)
Với sự đa dạng về lợi ích như vậy, có thể thấy rằng việc bổ sung kẽm cho trẻ là cần thiết. Tuy nhiên, mẹ không nên bổ sung thừa hoặc thiếu so với nhu cầu vì điều này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Để giúp con được bổ sung đủ kẽm thì mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu kẽm ở trẻ theo độ tuổi được khuyến cáo từ Viện dinh dưỡng Quốc gia sau đây:
Độ tuổi, giới tính của trẻ | Nhu cầu kẽm hàng ngày (mg/ngày) |
0 – 6 tháng tuổi | 2 mg/ngày |
7 – 12 tháng tuổi | 3 mg/ngày |
1 – 3 tuổi | 3 mg/ngày |
4 – 8 tuổi | 5 mg/ngày |
9 – 13 tuổi | 8 mg/ngày |
Bé trai 14 – 18 tuổi | 11 mg/ngày |
Bé gái 10 – 18 tuổi | 9 mg/ngày |
Từ bảng trên đây mẹ có thể thấy rằng mỗi độ tuổi, nhu cầu kẽm ở trẻ không giống nhau. Vì thế, mẹ hãy cân đối bổ sung kẽm từ các nguồn khác nhau sao cho phù hợp với liều lượng đã được khuyến cáo. Đây chính là yếu tố giúp trẻ tránh được những hệ lụy do thừa hoặc thiếu kẽm.
Xem thêm:
Làm thế nào để bé nhận đủ kẽm theo nhu cầu?
Chế độ ăn giàu kẽm
Kẽm rất quan trọng ở tất cả các giai đoạn phát triển của con nhưng cơ thể không thể tự sản xuất ra kẽm. Ở giai đoạn trẻ đang bú mẹ, hàm lượng kẽm trong sữa mẹ cao sau khi sinh nhưng sẽ giảm dần trong 6 tháng sau đó. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung thực phẩm giàu kẽm để cung cấp đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể.
Các loại thực phẩm giàu kẽm mà mẹ có thể ưu tiên bổ sung cho con như:
- Các loại hạt: Đây chính là nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho trẻ. Tuy nhiên, bí ngô, vừng, hạt chia, hạt điều, lạc, óc chó,… dồi dào kẽm hơn cả. Bổ sung các loại hạt này vừa cung cấp kẽm vừa giúp cơ thể trẻ được hấp thêm chất béo tốt, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mì, yến mạch và gạo là những loại ngũ cốc nguyên hạt nên được ưu tiên khi mẹ chọn thực phẩm bổ sung kẽm cho con.
- Thịt: Tuy các loại thịt đều chứa kẽm nhưng mẹ hãy ưu tiên chọn thịt gia cầm không da hoặc thịt nạc để bổ sung cho con vì chúng chứa ít chất béo hơn.
- Sữa chua và sữa ít béo: Các sản phẩm từ sữa có rất nhiều canxi nhưng đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho cơ thể của trẻ.
- Hải sản: Hàu, cua, tôm cũng là loại hải sản giàu kẽm mà mẹ nên bổ sung cho vào chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Bổ sung kẽm trực tiếp cho bé
Ngoài việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn hàng ngày thì để đáp ứng nhu cầu kẽm ở trẻ, mẹ cũng nên bổ sung thêm kẽm đường uống cho con. Mẹ nên cho trẻ uống kẽm là trước bữa ăn sáng 1 giờ hoặc sau bữa ăn sáng 2 giờ. Mẹ không nên cho con uống kẽm khi đói để tránh khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Nếu trẻ có vấn đề về dạ dày thì mẹ có thể kết hợp cho trẻ uống trong bữa ăn để tránh kích thích cơn đau.
Trường hợp mẹ quên bổ sung kẽm cho trẻ, hãy cho con uống theo đúng liều khuyến nghị ngay khi vừa nhớ ra. Nếu đến gần thời điểm bổ sung liều kẽm tiếp theo mẹ mới nhớ ra việc quên liều thì hãy cho trẻ uống như lịch bình thường. Không được bổ sung liều đã quên bằng cách cho con uống tăng liều gấp đôi.
Dự phòng các bệnh lý liên quan đến thiếu kẽm
Trẻ bị thiếu kẽm có nguy cơ mắc các bệnh lý như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, giảm khả năng nhận thức, bất thường về chức năng tiểu não, rối loạn hành vi và cảm xúc và suy giảm thị lực.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc phải những tình trạng này, mẹ nên biết được nhu cầu kẽm ở trẻ để bổ sung phù hợp với độ tuổi của con. Với những trẻ đang trong độ tuổi bú sữa mẹ, mẹ hãy cố gắng duy trì cho con bú sữa mẹ hoàn toàn là tốt nhất và không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng tuổi.
Khi trẻ bắt đầu gặp các biểu hiện nặng, mẹ nên cho con đến khám bác sĩ nhi khoa để được tư vấn bổ sung kẽm theo đúng nhu cầu để sớm hồi phục sức khỏe.
Các sai lầm thường gặp khi bổ sung kẽm cho bé
Trong quá trình tìm hiểu nhu cầu kẽm ở trẻ để bổ sung cho con, có một số sai lầm mà mẹ nên tránh như:
Bổ sung không đúng hàm lượng
Nhu cầu kẽm ở trẻ đã được khuyến cáo từ Viện dinh dưỡng Quốc gia cung cấp ở bảng phía trên. Mỗi độ tuổi trẻ có nhu cầu kẽm khác nhau và các nhà sản xuất cũng đã có khuyến nghị về liều bổ sung cho trẻ. Nhiều mẹ đã không chú ý đến khuyến nghị đó nên bổ sung sai, khiến trẻ bị thừa hoặc thiếu kẽm.
Bổ sung kẽm nhưng không chú ý đến vitamin C
Sự kết hợp kẽm và vitamin C sẽ giúp tăng cường hấp thu vi chất này nhưng nhiều mẹ không biết nên bỏ qua. Vì thế, khi cho con bổ sung kẽm đường uống mẹ cũng nên cho bé ăn thêm cam, ổi, và dâu tây.
Ngoài ra, bổ sung canxi, sắt và kẽm trong một thời điểm dễ gây cạnh tranh hấp thu ở niêm mạc ruột. Kết quả là việc bổ sung vi chất không hiệu quả. Do đó, mẹ không nên bổ sung đồng thời kẽm với các vi chất này. Để đạt được hiệu quả bổ sung như mong muốn, mẹ hãy cho con uống từng loại vi chất cách nhau tối thiểu 2 giờ.
Chọn kẽm không phù hợp
Nhiều loại kẽm trên thị trường hiện nay có vị chát, chua,… không hợp với khẩu vị của trẻ. Nếu trẻ bổ sung kẽm có những đặc điểm này thường dễ bị nôn trớ, từ chối uống kẽm. Hệ lụy tất yếu sinh ra từ đó là trẻ được bổ sung kẽm nhưng lại không đạt được hiệu quả.
Mời mẹ đọc thêm: Hướng dẫn tăng đề kháng cho bé dưới 1 tuổi
Kẽm Biolizin – Kẽm ăn ngon cho bé mọi lứa tuổi
Lợi ích của việc bổ sung kẽm Biolizin cho bé
Kẽm Biolizin là kẽm hữu cơ dạng nước kết hợp bộ 3: Lysine, Vitamin B6 và kẽm Amin giúp trẻ hấp thu vi chất tốt nhất để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện, ăn ngon miệng và khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, thành phần của kẽm Biolizin chính là kẽm hữu cơ nên thân thiện với hệ tiêu hóa, tránh gây dị ứng cho trẻ.
Tính tiện dụng của kẽm Biolizin
Sản phẩm có chia bơm liều nên dễ sử dụng, tránh được tình trạng bổ sung kẽm thiếu hoặc quá liều. Ngoài ra, vị đào ngọt mát dễ chịu của Biolizin sẽ kích thích vị giác, giúp trẻ chịu hợp tác với mẹ trong việc uống kẽm hàng ngày.
Mong rằng nội dung bài viết trên đây đã giúp mẹ có thêm nguồn thông tin về nhu cầu kẽm ở trẻ để biết cách bổ sung kẽm đúng cách cho con. Đây chính là yếu tố giúp trẻ có được điều kiện thuận lợi cho một hệ miễn dịch tốt và đảm bảo sự phát triển toàn diện.